“Cậu bé đầu thai” ở Hoà Bình: Chuyên gia ghi nhận nhiều trường hợp tương tự (10:53:35 Ngày 08/12/2010) | |
![]() Cháu Bùi Lạc Bình
Những ngày gần đây, một số tờ báo đã thông tin về trường hợp cậu bé Bùi Lạc Bình ở Hoà Bình cứ nhận mình là đứa trẻ... đã chết của một gia đình khác (!?). Theo các chuyên gia, ngay tại Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp có hiện tượng tương tự còn trên thế giới thì những trường hợp như vậy không hiếm.
|
|
TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ - tin học ứng dụng (UIA, thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam) cho biết cũng đã tìm hiểu thông tin về trường hợp cậu bé ở Hoà Bình. Thực tế, nhiều nơi muốn nghiên cứu về cháu bé, nhưng gia đình chưa đồng ý. Họ mong muốn cháu bé được sống bình thường như những đứa trẻ khác, mặc dù sự "đầu thai" của cháu bé khá kỳ lạ. Cháu bé Nguyễn Phú Quyết Tiến quê ở Vụ Bản (Hà Nam) bị chết đuối khi mới 5 tuổi. Bố mẹ cháu là anh Tân, chị Thuận sau này có nghe người ta mách ở Xóm Cọi, xã Yên Phú, Lạc Sơn (Hoà Bình) có đứa trẻ nghi là "con tái sinh" của anh chị. Cháu bé tên là Bùi Lạc Bình, sinh năm 2002 con của một gia đình người Mường nhưng từ khi biết nói cứ khăng khăng nhận mình là người Kinh, nhà ở thị trấn Vụ Bản. Bán tín, bán nghi anh chị Tân đã tìm lên Lạc Sơn gặp cháu Bình. Nhưng bất ngờ, vừa gặp anh chị cháu Bình tự nhiên quấn quít gọi bố mẹ, xưng con. Hình dạng của Bình thì khác Tiến nhưng mọi cử chỉ, hành động và cách nhớ lại chuyện nhà thì giống nhau quá chừng. Một hiện tượng lạ, diễn ra trước mắt khiến nỗi nhớ con càng trào lên trong lòng anh chị Tân. Anh chị mời mẹ con cháu Bình về nhà chơi, cháu Bình như được về nhà vui mừng lắm. Về đến nơi, cháu Bình chạy đến lấy đồ đạc của Tiến cái gì cũng nhận của mình. Lạ hơn nữa, cháu nhớ cả những người hàng xóm trước kia cháu Tiến từng biết. Sau chuyến về chơi ấy, Bình trở về với chị Dự, người mẹ đã sinh ra mình, nhưng cậu bé nằng nặc đòi về với Bố Tân, mẹ Thuận. Một lần, cháu bị ốm cứ đòi về nhà ở Vụ Bản và doạ mẹ đẻ rằng nếu không sẽ chết lần nữa. Hoảng quá, chị Dự lại đưa cậu về Vụ Bản thì Bình vui vẻ và khỏi ốm ngay. Dù chẳng biết thực hư như thế nào, nhưng nhiều người biết chuyện vẫn coi cháu Bình là sự "đầu thai" của cháu Tiến. Lý giải trường hợp này, ông Khanh cho rằng ông đã từng gặp và nghiên cứu nhiều trường hợp như vậy không chỉ ở Việt Nam, các nước phương Đông chứa đựng nhiều sự huyền bí mà còn có một số trường hợp cụ thể ở các nước châu Âu, châu Mỹ. Cũng trong những câu chuyện có thật từng xảy ra mà ông Khanh đã tìm hiểu, ông kể lại chuyện được Thượng Tọa Thích Thiện Hoa đưa ra một số bằng chứng về hiện tượng "đầu thai". Những bằng chứng này được ghi lại trong cuốn Phật học phổ thông, xuất bản tại Việt Nam vào cuối năm 1990. Ông Khanh đã từng đọc câu chuyện ấy và ghi lại rất cẩn thận, coi đó là một tài liệu nghiên cứu. “Tôi được nghe ông kể câu chuyện xảy ra tại làng Tân Việt ở Cà Mau (vùng Đầm Giơi). Ở đây có một gia đình gồm hai vợ chồng và 3 người con. Người cha là ông Cả Hiêu. Cô con gái trong gia đình được ông Hiêu rất chiều chuộng. Nhưng không may, cô bị bệnh và qua đời lúc 19 tuổi. Cả nhà ai cũng đau buồn, thương xót, ông Cả Hiêu thì như điên như dại. Câu chuyện không chấm dứt ở sự qua đời của cô gái mà lại là chuyện bắt đầu vì do sự trùng hợp nào đó (mà sau này người trong hai vùng này mới tìm thấy thêm chi tiết). Cách làng Tân Việt khoảng 100 cây số là làng Vĩnh Mỹ (Bạc Liêu) cũng có một cô gái bị bệnh (cùng thời gian với cô con gái ông Cả Hiêu) và qua đời. Người nhà khóc lóc lo việc tẩm liệm thì bất ngờ ngày hôm sau cô gái sống lại, làm mọi người vừa mừng vừa sợ. Cô gái tự sống lại mạnh khỏe, bình thường như không có chuyện đau ốm bệnh hoạn xảy ra. Điều lạ lùng là từ khi sống lại, cô gái này cứ một mực đòi người trong gia đình đưa cô đến nhà ông Cả Hiêu. Mọi người trong nhà đều hết sức ngạc nhiên vì không biết ông Cả Hiêu là ai. Khi hỏi thì cô cho biết cha của cô chính là ông Cả Hiêu, người làng Tân Việt tận Cà Mau. Người nhà nghĩ rằng cô gái có lẽ bị ma nhập, quỉ ám, nên lo sợ, đi tìm thầy về cúng và trừ tà. Nhưng cô gái vẫn khăng khăng đòi đi gặp cha mình và bảo rằng cô biết đường đến nhà ông Cả Hiêu. Cô mô tả đường đi, tả ngôi làng, tả hình dáng cái nhà, số nhà đến từng chi tiết và kể về những người nhà ông Cả Hiêu nữa. Cô gái bảo ông bà Cả Hiêu là cha mẹ ruột của mình. Cuối cùng cha mẹ cô gái buộc lòng phải cùng đi theo chuyến xe đò đến làng Tân Việt để tìm hiểu thực hư. Khi đến bến xe, mọi người còn đang bỡ ngỡ không biết đi theo hướng nào để về nhà ông Cả Hiêu thì cô gái nói: "Đừng có ngại, để con dẫn đường cho". Thế rồi khi đến cổng nhà ông Cả Hiêu, cô gái tỏ vẻ mừng rỡ vô cùng và chạy nhanh vào nhà. Cô chạy lại ôm chầm lấy ông Cả Hiêu vừa khóc vừa nói: "Ba ơi, con đây ba ơi!". Hai vợ chồng ông Cả Hiêu còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra thì vừa lúc cha mẹ cô gái bước vào nhà kể lại chi tiết câu chuyện cho vợ chồng ông Cả Hiêu nghe. Ông Cả Hiêu lấy làm lạ, cũng kể lại chuyện con gái mình bị bệnh qua đời cho cha mẹ cô gái nghe.Ông còn chỉ tay lên bàn thờ có đặt tấm ảnh của cô gái con ông. Trong khi đó cô gái mới đến cứ đi lại trong nhà tự nhiên như là người đã ở đó lâu lắm rồi. Cô nhất quyết ông bà Cả Hiêu là cha mẹ mình và ông bà Cả Hiêu cũng chấp nhận điều đó vì cô gái nói rõ những chi tiết mà ngoài con gái ông ra khó ai có thể biết rõ chuyện gia đình ông bà. Thế là hai gia đình kết thân với nhau” - ông Khanh kể lại. Ông Khanh cho biết thêm, nếu theo luật nhân quả, thuyết luân hồi và lý thuyết nhân duyên trong Phật giáo thì những câu chuyện như thế này không có gì là lạ. Còn với các nhà khoa học thì cũng từng ghi nhận nhiều trường hợp tương tự trên thế giới nhưng vẫn đang nghiên cứu và chưa kết luận.
|
|
Đời sống&Pháp luật 7/12/2010 | |
![]() ![]() |
|
Từ khóa : |