Môi trường

Tác động của biến đổi khí hậu với ngành du lịch miền Trung và biện pháp ứng phó   (12/08/2010)
   Các tỉnh ven biển miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam đang nắm giữ nhiều lợi thế về du lịch so với các nơi khác trong cả nước. Nổi bật nhất là khu vực này có đến 3 di sản văn hóa vật thể nằm tập trung trong vòng bán kinh 100km, và lại kề di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng, ngoài ra nơi đây còn được thiên nhiên và lịch sử ưu đãi với nhiều tiềm năng về du lịch văn hóa, du lịch biển, các làng nghề truyền thống lâu đời. Miền Trung có những bãi biển nổi tiếng trong nước và quốc tế như Lăng Cô, Non nước, Hà My, Cửa Đại, Nha Trang, Mũi Né…
Thực trạng phát triển sân golf tại Việt Nam và những nguy cơ tác động đến môi trường   (09/08/2010)
   Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), cả nước hiện có khoảng 144 dự án sân golf trên 39 tỉnh, thành, có mục đích kinh doanh sân golf đã được cấp phép hoặc cấp chủ trương cho phép nghiên cứu thực hiện dự án.
Dải ven biển thấp của Việt Nam chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu do mực nước biển dâng   (06/08/2010)
   Dải ven biển của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng sẽ là những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp khi nước biển dâng.
Làng nghề và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề   (05/08/2010)
   Hiện nay, nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các làng nghề cũng đang chuyển mình để thích nghi với nhịp sống mới và vượt qua những thách thức mới. Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề vẫn chưa nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ, chính quyền trong việc bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.
Thực trạng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên nước của Việt Nam – Một số biện pháp giảm thiểu, khắc phục   (05/08/2010)
   Tài nguyên nước có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nhận thức được điều này, nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ, quản lý và phát triển nguồn nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh chóng, cùng với sự gia tăng tất yếu các nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì lượng nước ô nhiễm sinh ra từ quá trình sản xuất và đời sống xả vào nguồn nước cũng ngày càng nhiều, làm cho nhiều nguồn nước, nhiều dòng sông đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.
Ô nhiễm nước ở đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp hạn chế   (04/08/2010)
   Tài nguyên nước, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, là tài nguyên được xếp đứng thứ 2 sau tài nguyên con người. Chất lượng tài nguyên nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của loài người. Việc giữ gìn, bảo vệ tài nguyên nước vì thế có tầm quan trọng như bảo vệ chính sự sống của con người.
Một số kết quả điều tra, khảo sát hàm lượng Asen (Thạch tín) trong nguồn nước sinh hoạt ở Nghệ An   (03/08/2010)
   Người dân Nghệ An từ trước đến nay thường khai thác, sử dụng chủ yếu nguồn nước dưới đất (giếng làng, giếng nhà) phục vụ sinh hoạt, ăn uống… cho gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, người dân còn dùng nguồn nước mặt lấy từ sông suối, hồ đập tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác… Những nguồn nước này hầu như chưa được các cơ quan chức năng nghiên cứu, kiểm tra, xem xét về hàm lượng Asen.
Nguyên nhân và giải pháp chống ngập úng ở thành phố Hồ Chí Minh   (03/08/2010)
   Thành phố Hồ Chí Minh có địa hình thấp trũng, hướng ra biển, sông rạch dày đặc, nền địa chất yếu, dễ bị lún, nén và sạt lở, lượng mưa lớn, tập trung. Thành phố đang phát triển mạnh mẽ và có lịch sử phát triển trên 300 năm nên hệ thống tiêu thoát quá cũ kỹ, chắp và và có nhiều điều bất cập. Quản lý hệ thống không khoa học.
Môi trường sống đe dọa sức khỏe    (03/08/2010)
   Đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi khi xét tới quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và căn bệnh ung thư. Các nhà khoa học cho rằng, động cơ chạy bằng dầu diesel, các vùng nhiễm điện từ, khói thuốc lá, môi trường sống đến cả việc ô nhiễm tại gia… đều có thể là tác nhân gây những bệnh nguy hiểm nói chung và bệnh ung thư nói riêng cho con người.
Quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho thủy điện   (02/08/2010)
   Nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam tăng rất nhanh, khoảng 15%/năm. Hiện nay, nước là nguồn sản xuất điện có chi phí rẻ hơn hẳn so với các nguyên liệu khác, như than, khí, dầu. Ước tính đến năm 2010, tổng công suất thủy điện ở Việt Nam đạt trên 10.000 MW. Ba lưu vực sông lớn nhất về công suất thủy điện là các lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Đồng Nai, và Sê San. Thủy điện ở các hệ thống sông Hồng-Thái Bình và Đồng Nai sẽ chiếm khoảng 11% và 9% tổng công suất năng lượng ở Việt Nam. Lưu vực sông Sê San sẽ đóng góp gần 6% tổng công suất năng lượng, và 14% công suất thủy điện toàn quốc. Đến năm 2025, nhiều lưu vực sông khai thác được sử dụng cho thủy điện. Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện không theo quy hoạch đã tác động không nhỏ đến tài nguyên nước ở các lưu vực sông, làm ô nhiễm nước, thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái…
Bảo vệ nguồn nước sạch cho các huyện phía Tây Hà Nội   (02/08/2010)
   Theo báo cáo kết quả chất lượng mẫu nước của Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMT - NT) Hà Nội, năm 2008, trong số 18.351 mẫu nước ngầm lấy từ giếng khoan gia đình ở 174 xã, thị trấn của 12 huyện trên địa bàn Hà Nội mở rộng, phát hiện 6.662 mẫu bị nhiễm asen vượt quá nồng độ cho phép. Các mẫu nước mặt ở làng nghề: Vạn Phúc, Đồng Mai, Dương Nội (Hà Đông); Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai (Hoài Đức); Tân Hoà, Cộng Hoà (Quốc Oai); Phùng Xá (Thạch Thất), Hồng Hà (Đan Phượng); Hoà Bình (Thường Tín)… đều bị ô nhiễm bởi các chất colifoms, sắt, mangan… vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 - 19 lần. Thực trạng này là mối đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ con người. Trong đó, asen là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh nguy hiểm như: ung thư da, khuyết tật bẩm sinh…
Thách thức của biến đổi khí hậu đối với chất lượng nước mặt ở Việt Nam   (30/07/2010)
   Với hệ thống sông khá lớn khoảng 2.360 con sông có chiều dài lớn hơn 10 km và hệ thống gồm nhiều ao, hồ lớn nhỏ với tổng diện tích 150.000 ha trên toàn lãnh thổ, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tài nguyên nước tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Trong những năm gần đây, chất lượng nước ở các sông như sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đồng Nai, sông Thị Vải ngày càng suy giảm trầm trọng, thêm vào đó các hồ, kênh ở các thành phố lớn đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sự suy thoái chất lượng nước ngày một gia tăng phần lớn là do tác động của con người, tuy nhiên, BĐKH đang và sẽ tiếp tục tác động tới chất lượng nguồn nước. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá những ảnh hưởng của BĐKH lên chất lượng nước ở Việt Nam. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi bước đầu nhận định những thách thức của BĐKH lên chất lượng nước mặt ở Việt Nam, tạo cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu bảo vệ và cải thiện nguồn nước sau này.
Vấn đề phân chia sử dụng hiệu quả, công bằng nguồn nước lưu vực sông   (29/07/2010)
   Tài nguyên nước rất cần thiết cho cuộc sống, cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do vậy nguồn tài nguyên này cần được sử dụng hiệu quả, hợp lý và công bằng mang đến lợi ích cho tất cả mọi người và xã hội. Luật Tài nguyên nước (1998) ghi nhận quyền sử dụng nước và quy định về cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước, về cấp phép xả nước thải và đến tháng 7/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 149/2004/NĐ-CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, đặt cơ sở vững chắc cho việc thực hiện quyền dùng nước trong thực tế. Nguồn nước trên các lưu vực sông là nguồn tài nguyên quý giá, nhưng trước đây cho do thiếu những quy định, hướng dẫn và những định chế, nên việc sử dụng nước của các đối tượng sử dụng nước, của người dân sống ven sông, đặc biệt của người dùng nước dưới hạ lưu sông dễ bị thiệt thòi. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến những trường hợp bị ảnh hưởng đến quyền dùng nước trong một thời gian qua cần có một số biện pháp khắc phục:
Kinh nghiệm cải thiện chất lượng không khí đô thị ở các nước châu Á   (29/07/2010)
   Chất lượng môi trường không khí có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khoẻ của con người. Tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người thường gây ra các bệnh tật: ngạt thở, nôn mửa, đau đầu, hôn mê, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phù phổi, ho, lao phổi, bụi phổi, ung thư phổi, bệnh về mắt, bệnh dị ứng, ngứa và mề đay, làm trầm trọng thêm các bệnh hen suyễn, bệnh tim mạch và bệnh thần kinh. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) ước tính năm 2006 tổng số người bị bệnh tật chết non do phơi nhiễm với bụi hô hấp (
Những giải pháp xử lý bùn thải nguy hại   (27/07/2010)
Xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, các làng nghề, các bãi rác, các trại chăn nuôi… hết sức khó khăn và tốn kém! Song “xử lý bùn thải” sau khi đã xử lý nước thải (được gọi là chất bùn thải nguy hại) còn khó khăn, phức tạp bội phần bởi hầu hết kim loại nặng lắng đọng trong bùn thải.
Một số hướng xây dựng khu công nghiệp thân thiện môi trường    (27/07/2010)
   Việc phát triển các KCN ở Việt Nam hiện còn thiếu bền vững, chưa đi đôi với bảo vệ môi trường. Nhiều dự án ở các KCN chưa xử lý tốt các chất thải rắn, chất thải lỏng và khí thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, nhất là đối với người nông dân sống gần kề các KCN.Tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh môi trường bị hủy hoại thì đến một lúc nào đó, GDP cũng sẽ chẳng còn nhiều ý nghĩa. Vì vậy, công nghiệp thân thiện môi trường mới là con đường mà chúng ta cần lựa chọn.
Sau nắng hạn khốc liệt sẽ đến bão lũ dồn dập   (27/07/2010)
   Sau hai tháng vật lộn với nắng nóng khô hạn khốc liệt, các khu vực từ Bắc Bộ đến miền Trung có thể sẽ phải đối mặt với mưa to trên diện rộng, đi kèm với những trận bão phức tạp khó lường. Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, các tháng tiếp theo của mùa mưa bão năm nay sẽ chuyển sang trạng thái La Nina, tình hình thời tiết sẽ diễn biến rất phức tạp.
Thực trạng chất lượng nước sinh hoạt cấp cho Hà Nội và một số giải pháp   (26/07/2010)
   Ngành cấp nước của Hà Nội đã có những tiến bộ vượt bậc cả về lượng lẫn về chất, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau vấn đề về chất lượng nước cấp có xu thế chưa theo kịp sự phát triển về số lượng và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Đó là chưa nói đến những tác nhân mà chúng ta chưa có điều kiện phân tích hoặc chưa biết. Ngoài ra, cũng còn phải kể đến việc phần lớn dân cư ngoại thành và một phần nội thành vẫn còn phải dùng nước giếng khoan có chất lượng kém và có tiềm năng ô nhiễm cao.
Đô thị hoá ảnh hưởng đến môi trường không khí ở Hà Nội    (26/07/2010)
   Quá trình đô thị hoá (ĐTH) nhanh cùng với những biến động về dân số và kinh tế tại thành phố Hà Nội đã và đang tác động đến môi trường sống, đặc biệt là môi trường không khí.
Chủ động kiểm soát phát tán phóng xạ gần biên giới Việt Nam   (23/07/2010)
   TS. Lê Văn Hồng cho hay ông đã gửi ý kiến đề nghị Bộ KH-CN phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tính toán những khả năng phát tán phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc trong điều kiện bình thường cũng như khi có sự cố và ảnh hưởng của nó đến môi trường Việt Nam.
Một số tỉnh cho nước ngoài thuê 50 năm đất rừng đầu nguồn vùng biên giới
Ý kiến khác
 

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SỰ SỐNG HƯỚNG TỚI ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI                     Bản tin phổ biến kiến thức số 18/2010   Trang web Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên  


LƯỢT TRUY CẬP

  6,125,988  lượt
(102 người Online )