GD&ĐT

Tiếp tục phản biện về chủ trương nhập hai kỳ thi làm một   (12/08/2010)
   Báo "Giáo dục thời đại" Chủ nhật (số 24, ngày 14/6/2009) đăng bài "Cuộc tập dượt thành công cho một kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia". Năm 2010 có nhiều khả năng sẽ là năm nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học làm một và kỳ thi tốt nghiệp năm nay (2009) được coi là một cuộc tập duyệt thành công. Trong bài báo trên có câu: "So sánh với các kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây, đây là kỳ thi được tổ chức tốt nhất". Cứ tạm cho là mọi người đều nhất trí với ý kiến này thì vẫn chưa hết băn khoan về vai trò của kỳ thi đối với chất lượng giáo dục. Bởi lẽ "tổ chức tốt" là điều kiện cần nhưng chưa đủ để thi cử tác động một cách tích cực đến chất lượng giáo dục, còn chưa nói đến khía cạnh "tốn, kém".
Mối nguy từ ngôn ngữ biến dạng   (30/07/2010)
   Không chỉ trong giao tiếp hằng ngày, một thứ ngôn ngữ méo mó được mệnh danh là “hiện đại”, thời @ xuất hiện ngày càng phổ biến trong các văn bản cần sự nghiêm túc như bài thi, thông tin quảng cáo, bản báo cáo...
Coi chừng bằng quốc tế "dỏm"   (28/07/2010)
   TS Mark A.Ashwill - nguyên giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục quốc tế tại Việt Nam - đã cảnh báo như thế về tình trạng nhốn nháo các loại văn bằng quốc tế hiện nay.
Chợ bằng tiến sĩ ở Mỹ   (28/07/2010)
   Chỉ cần khoản tiền không tới 600 USD và 10 ngày chờ giao hàng, bạn có thể sở hữu một tấm bằng tiến sĩ “ngành nghề theo mong muốn” từ các trang rao bán bằng cấp và những trường đại học “ma” ở Mỹ, vốn hằng hà sa số trên mạng và được mô tả là “những nhà máy sản xuất bằng”.
Những câu hỏi về “tiến sĩ giấy”   (28/07/2010)
Lại một vụ việc cười ra nước mắt khi ông Phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Nguyễn Văn Ngọc nhận bằng “tiến sĩ” chỉ sau sáu tháng “tu nghiệp”. Cái tên Đại học Nam Thái Bình Dương vốn đã nổi như cồn khi lộ ra trường hợp ông giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Phú Thọ được cấp bằng “tiến sĩ Hoa Kỳ” cũng ở trường “quốc tế” này dù không hề biết tiếng Anh.
Vấn đề giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay ở nước ta    (22/07/2010)
   Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay là công việc khách quan và cần thiết. Sau khi khái quát những tính chất cơ bản của văn hóa truyền thống, tác giả bài báo xây d ựng các biện pháp nhằm giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên, đó là: Giáo d ục văn hóa phải đặt trong bối cảnh giáo dục toàn diện, xây dựng đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh và cũng cố lòng tự hào dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa.
Mối liên kết giữa trung tâm hướng nghiệp dạy nghề với doanh nghiệp   (19/07/2010)
   Dạy học nghề phổ thông cũng như dạy nghề chuyên sâu ở trung tâm Hướng nghiệp Dạy nghề có quan hệ biện chứng với doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập WTO. Mối liên kết giữa các thiết chế này là một tất yếu khách quan, góp phần vào việc phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập WTO. Có được mối liên kết phù hợp, sẽ khái thác được thế mạnh và đảm bảo sự phát triển bền vững của trung tâm Hướng nghiệp Dạy nghề cũng như doanh nghiệp. Để mối liên kết ngày càng mang lại hiệu quả cao, sau khi phân tích tính triết lý, các yếu tố tác động, bài báo đưa ra nội dung cụ thể của mối liên kết này.
Vốn con người và đầu tư vào vốn con người   (19/07/2010)
   Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động. Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong quá trình người lao động tham gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động và hiệu quả công việc của họ. Cùng với vốn hữu hình nó tạo ra tài sản của nền kinh tế, nhưng vốn con người là phần cấu thành quan trọng nhất trong đó, góp phần vào tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế của mỗi nước. Giáo dục đào tạo như “hệ thống tài chính” để hình thành và tích luỹ vốn con người của nền kinh tế. Điều này khẳng định tầm quan trọng của đầu tư cho giáo đào tạo cũng như sử dụng có hiệu quả khoản đầu tư đó để nâng cao chất lượng hoạt động này trong tương lai.
Đổi mới giáo dục đại học là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu “gắn đào tạo với nhu cầu xã hội”   (16/07/2010)
   Trên thế giới hiện nay đang diễn ra những thay đổi sâu sắc trong cách tiếp cận giáo dục đại học. Triết lý giáo dục truyền thống đang đứng trước áp lực phải đổi thay. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục nước ta mặc dù đã có những cải cách nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập và lạc hậu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, chất lượng đào tạo đại học ở Việt nam còn rất thấp, chưa gắn với nhu cầu của xã hội, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bài báo này đi sâu nghiên c ứu xu hướng đổi mới giáo dục đại học trong thời đại ngày nay và đề xuất những giải pháp cơ bản để đổi mới dạy và học đại học theo hướng “gắn đào tạo với nhu cầu xã hội”.
Tiến sĩ là gì và không là gì?   (12/07/2010)
   Sau khi trên báo chí, và dư luận xã hội xôn xao về vụ "Tiến sĩ ở Mỹ không cần biết tiếng Anh", chúng tôi nhận được bài viết của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc) bàn sâu về chủ đề văn bằng TS. Trong bối cảnh ngành giáo dục nước ta có chủ trương đào tạo hơn 20.000 TS, bài viết này đặt ra rất nhiều vấn đề đáng suy nghĩ.
Học tiến sĩ để làm gì?   (09/07/2010)
   Người trí thức chân chính phải nghĩ đến những đóng góp có giá trị nhằm đem lại phúc lợi thực sự cho nhân loại, và không bao giờ phụ thuộc vào học vị, học hàm hay các danh xưng phù phiếm để gây ảnh hưởng trong cộng đồng.
Nỏ thần giả và bằng tiến sĩ dỏm   (05/07/2010)
   Chuyện bằng cấp dỏm thời nay có khác chi lẫy nỏ giả của Triệu Đà cách đây mấy ngàn năm. Sự dối trá đã len lỏi vào xã hội, vào giáo dục, vào y đức, vào quan trí, dân trí và được một số người chấp nhận như một việc bình thường...
Chương trình và sách giáo khoa trong Luật giáo dục   (22/06/2010)
   Chương trình là cốt lõi của nền học, sách giáo khoa (SGK) là phương tiện tối thiểu cho dạy và học, được tất cả các quốc gia coi trọng, ảnh hưởng đến con người, kinh tế - xã hội của nó rất lớn và phức tạp. Giáo dục ổn định, phát triển, hay tụt hậu, bị xáo trộn, thương mại hay tự do do hóa phần lớn xuất phát từ sự nhận thức của những người có trách nhiệm về thiết kế chương trình và việc soạn thảo các bộ SGK. Lượng sách giáo dục hiện nay được xuất bản ồ ạt với số lượng lớn, chất lượng thấp không đạt được mục tiêu ổn định. Phóng viên có buổi trao đổi với GS Nguyễn Xuân Hãn về việc sửa đổi Luật GD “một chương trình nhiều bộ SGK.”
Đại học hay học đại?   (14/06/2010)
Thành tích xây dựng hệ thống các trường đại học cao đẳng ở nước ta là rất lớn, nhưng về chất lượng đào tạo thì quả thật là có quá nhiều vấn đề cần bàn.
ĐBQH hiến kế “chấn hưng” chất lượng giáo dục Đại học   (09/06/2010)
   Được chi khoảng 10% ngân sách hàng năm, được đánh giá là “nơi sản sinh ra nhân tài cho đất nước”, nhưng Việt Nam không có trường nào nằm trong danh sách 200 trường ĐH châu Á. 50% sinh viên ra trường không kiếm được việc làm. 60% SV kiếm được việc làm phải đào tạo lại v.v… là những con số đáng phải suy ngẫm về thực trạng giáo dục ĐH hiện nay.
Tham nhũng giáo dục: Không đổ lỗi cho phụ huynh   (28/05/2010)
   "Chấp nhận việc trả phí thêm để có thể có chỗ cho con trong trường học tốt phần nào phản ánh sự không tin tưởng vào hệ thống giáo dục. Sự mất tin tưởng là đáng sợ, là điều hệ trọng. Bạn không biết tin tưởng vào đâu, vậy những điều giáo dục đã làm được là gì?" - Phó Đại sứ Thụy Điển Marie Ottosson trao đổi về chủ đề Đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 7 sáng nay (28/5) tại Hà Nội.
Những công nghệ tạo giáo sư độc đáo   (17/05/2010)
   Để tiến đến phù hợp với thông lệ quốc tế, ngoài các tiêu chuẩn chung như thâm niên giảng dạy, hướng dẫn luận văn sau đại học,v.v...vấn đề then chốt và quan trọng nhất để trở thành GS/PGS là các ứng viên phải đạt các tiêu chuẩn về số điểm công trình, tính từ các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí có uy tín.
Hành trình lận đận chạy xin việc của một phó giáo sư   (10/05/2010)
   Lâu nay, hình ảnh các tân kỹ sư ra trường ngược xuôi chạy xin việc đã quá quen thuộc. Còn giáo sư, phó giáo sư (GS/PGS) là chức danh khoa học cao nhất của nhà giáo, từ năm 2009 cũng không thoát cảnh long tong "chạy xin việc". Phóng viên VietNamNetđã tiếp cận và nghe câu chuyện của một nhà giáo đã được Nhà nước công nhận là phó giáo sư, nhưng suốt nửa năm qua trên hành trình “chạy bổ nhiệm” khá độc đáo. Sau đây là câu chuyện mà chúng tôi ghi lại.
“Sai lầm nếu rơi vào ảnh hưởng Mỹ”   (04/05/2010)
   Cách đây gần một năm – tháng 11 năm 2008 – Học viện Ash thuộc trường John F. Kennedy – Đại học Harvard công bố bản báo cáo dài 11 trang phân tích nguồn gốc khủng hoảng giáo dục đại học Việt Nam và phản ứng từ các cấp nhà nước, người dân và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Dựa trên kinh nghiệm của mình điều hành quản lý Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP. HCM, ông Thomas Vallely và Ben Wilkinson – hai vị đồng tác giả của bản báo cáo – đã chỉ ra những bất cập về thể chế điều hành quản lý của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và kết luận Việt Nam cần phải nhanh chóng cải cách thể chế bằng cách thành lập một trường đại học nghiên cứu mới, tham khảo mô hình của Hoa Kỳ [1].
Cách phong giáo sư lâu nay sinh ra bệnh háo danh   (03/05/2010)
   Thực trạng nhiệm vụ và chế độ chính sách đối với giáo sư, phó giáo sư (GS-PGS) ở ĐHQG TPHCM không nằm ngoài thực trạng nhiệm vụ và chế độ chính sách đối với GS-PGS ở VN nói chung.
Một số tỉnh cho nước ngoài thuê 50 năm đất rừng đầu nguồn vùng biên giới
Ý kiến khác
 

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SỰ SỐNG HƯỚNG TỚI ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI                     Bản tin phổ biến kiến thức số 31/2010   Trang web bảo vệ gấu  


LƯỢT TRUY CẬP

  6,134,220  lượt
(43 người Online )