GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM (16:05:18 Ngày 05/02/2010)

 Trụ sở Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 121/HĐBT ngày 29/7/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nếu khi thành lập Liên hiệp hội Việt Nam mới có 15 hội thành viên, thì hiện nay con số đó đã lên đến 125 trong đó có 70 hội ngành toàn quốc và 55 Liên hiệp hội địa phương. Có thể khẳng định rằng hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp hội Việt Nam còn có hơn 500 đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo được thành lập theo Nghị định 81; 197 tờ báo, tạp chí, bản tin, đặc san, trang tin, báo điện tử.

Các hội thành viên hoạt động theo điều lệ hoặc quy chế của hội mình, có quyền tự chủ, tự quản rộng rãi trong mọi hoạt động, nhưng phải tôn trọng điều lệ của Liên hiệp hội Việt Nam và chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp hội có nhiệm kỳ là 5 năm. Cho đến nay Liên hiệp hội Việt Nam đã qua 6 kỳ đại hội.

GS.Viện sĩ Anh hùng Lao động Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa là Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp hội Việt Nam (1983-1988).

GS.TS Hà Học Trạc đã làm Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam trong khoá II và khoá III (1988-1999).

GS.Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam các khóa IV (1999-2004), khóa V (2004-2009).

PGS.TS Hồ Uy Liêm, Quyền Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam khóa V (2008-2010).

GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam khóa VI (2010-2015)

Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam được Đại hội bầu ra để lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Đại hội.

Thành viên của Hội đồng Trung ương bao gồm đại diện của tất cả các hội thành viên và một số nhà khoa học, nhà quản lí do Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương khoá trước giới thiệu và được đại hội chấp thuận. Để điều hành hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam giữa hai kỳ họp của mình, Hội đồng Trung ương đã bầu ra Đoàn chủ tịch. Đoàn chủ tịch Hội đồng Trung ương khoá VI có 23 thành viên do GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh làm Chủ tịch.

Liên hiệp hội Việt Nam có chức năng:

o        Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong nước, trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài, điều hoà, phối hợp hoạt động của các hội thành viên.

o        Làm đầu mối giữa các hội thành viên và các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung trong hoạt động hội.

o        Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội thành viên, của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam.

Liên hiệp hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:

o        Củng cố, phát triển tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các hội thành viên.

o        Góp phần xã hội hoá các hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

o        Phát triển công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ.

o        Thực hiện vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

o        Tăng cường hợp tác với các hội, các tổ chức phi chính phủ các nước, tham gia các tổ chức khoa học và công nghệ của khu vực và quốc tế.

Để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ nêu trên Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên tiếp tục củng cố tổ chức của mình, thường xuyên tổ chức các hoạt động phổ biến kiến thức; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thông tin; đào tạo; thành lập Quỹ hỗ trợ sáng tạo kĩ thuật Việt Nam (VIFOTEC). Trong nhiều năm qua, nhằm khuyến khích các hoạt động KH&CN, cải tiến kĩ thuật, Liên hiệp hội Việt Nam cùng với Bộ KH&CN, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hằng năm tổ chức Giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam và 2 năm một lần Hội thi sáng tạo kĩ thuật toàn quốc.

Song song với những hoạt động trên, Liên hiệp hội Việt Nam cũng rất quan tâm đến hoạt động phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo v.v...

Đảng và Chính phủ rất quan tâm và đánh giá cao hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam thể hiện cụ thể qua Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị Trung ương Đảng "Về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam"; Chỉ thị 14/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ "Về việc triển khai thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam"; Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Kết luận của Ban Bí thư số 145-TB/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW đối với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và gần đây là Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đóng góp của Liên hiệp hội và các hội thành viên vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được Nhà nước đánh giá cao bằng Huân Chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc Lập hạng Nhất và nhiều huân chương cao quý khác mà Chủ tịch Nước đã trao tặng cho Liên hiệp hội Việt Nam.

Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên sẽ tiếp tục phấn đấu, đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động để cống hiến nhiều hơn và có hiệu quả hơn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà.

In bài viết   Gửi cho bạn bè
Từ khóa :
Một số tỉnh cho nước ngoài thuê 50 năm đất rừng đầu nguồn vùng biên giới
Ý kiến khác
 

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SỰ SỐNG HƯỚNG TỚI ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI                     Bản tin phổ biến kiến thức số 18/2010   Trang web Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên  


LƯỢT TRUY CẬP

  6,118,066  lượt
(78 người Online )