Báo chí

Quan niệm của Karl Marx về tự do báo chí   (28/06/2010)
   Trong toàn bộ học thuyết của Karl Marx, thì phần lý luận về báo chí tự do được khởi xướng trước hết. Tác phẩm đầu tiên của Marx (đăng ở tập 1 Toàn tập Marx – Engels): “Nhận xét bản chỉ thị mới nhất về chế độ kiểm duyệt của Phổ” viết vào tháng 2 năm 1842. Sau đó, ông còn viết 5 bài báo khá dài khác, trong đó nổi bật là loạt bài báo dưới nhan đề “Những cuộc tranh luận về tự do báo chí”, đăng sáu số phụ trương liền trên tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo Tỉnh Ranh) vào tháng 5 năm 1842. Điều tưởng như ngẫu nhiên, lại là có tính quy luật bởi chính là những quan niệm về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chí nói chung đã là tiền đề để Marx tiếp tục xây dựng học thuyết của mình, vạch ra một con đường mới trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.
Một số suy nghĩ về báo chí trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam   (20/06/2010)
   Tôi có nhận xét là báo chí nói chung và báo chí trong lĩnh vực khoa học nói riêng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp, định hướng lối sống nhất là đối với thế hệ trẻ.
Nghề báo Việt Nam: Từ nơi dòng chảy bắt đầu mạnh   (20/06/2010)
   Nhân dịp ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, phóng viên đã tìm đến Giáo sư Hà Minh Đức - vị giáo sư đầu ngành về nghiên cứu văn học và báo chí của nước nhà để trao đổi về nghề báo Việt Nam trong thời kỳ đầu phát triển.
Nghề báo: Rộng cửa, rủi ro cao, khắc nghiệt nhiều   (08/04/2010)
   Nghề báo với tính năng động và tiếp xúc rộng, thời gian gần đây luôn hấp dẫn nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, thực tế đây cũng là một nghề rủi ro cao và khắc nghiệt.
Murdoch đề xuất "liên minh" thu phí báo mạng   (27/08/2009)
   Thời gian gần đây, vấn đề có thu phí đọc báo online hay không đang thu hút sự quan tâm của độc giả. Ông trùm truyền thông Murdoch là người ráo riết nhất trong nỗ lực thu phí này.
Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính    (23/06/2009)
Báo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
Báo điện tử   (21/06/2009)
   Tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào năm 1992, đến nay, trên thế giới có hàng triệu tờ báo, trang tin điện tử. Năm 1997, Việt Nam có internet và đồng thời tờ báo điện tử đầu tiên - Tạp chí Quê hương – ra đời. Đến nay, Việt Nam đã có 21 tờ báo điện tử, hàng trăm trang tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,…
Sự phát triển của báo chí gắn liền với phát minh công nghệ   (21/06/2008)
   Từ thời của những người kể chuyện và hát rong, con người đã có nhu cầu truyền bá thông tin cho cộng đồng. Sự ra đời của kỹ thuật in rồi đến radio, truyền hình và kết nối Internet đã thúc đẩy tiến trình phát triển báo chí hơn 400 năm qua.
Nghề báo: luôn tỉnh táo   (21/06/2008)
   Trong cuốn từ điển tiếng Việt xuất bản mới nhất của Viện ngôn ngữ học thì “Nhà báo là người chuyên làm nghề viết báo”. Với ông nhà báo là gì?
Báo Thanh Niên – tờ báo cách mạng đầu tiên ở nước ta   (20/06/2008)
   Đầu những năm 20 của thế kỷ 20, ở nước ta chỉ có báo chí của bọn thực dân Pháp và tay sai của chúng. Sau khi dự Đại hội 5 Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc trở về châu Á, công tác ở Bộ phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Năm 1925, Người thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội và xuất bản báo Thanh Niên làm cơ quan của Hội.
Nhân Ngày báo chí Việt Nam 21-6: Một nhân cách lớn của một nhà báo cách mạng nổi tiếng    (20/06/2008)
Dương Bạch Mai sinh năm 1904 (1) tại làng Phước Lễ, tỉnh Bà Rịa. Thuở nhỏ, ông học ở quê nhà, rồi Sài Gòn, sau du học tại Pháp. Giữa thập niên 20 của thế kỷ 20, ông tham gia Đảng Việt Nam Độc lập do một số nhà yêu nước Việt Nam sáng lập tại Pháp. Sau đó, ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, cùng hoạt động với Nguyễn Văn Tạo.
Những tiêu đề bài báo chỉ là ngẫu hứng hay có dụng ý   (11/03/2008)
Trong phong trào đấu tranh chống tiêu cực ở nước ta có rất nhiều tác giả đã thẳng thắn, dũng cảm chỉ rõ đích danh những người, những việc tiêu cực trong xã hội, nhất là trong bộ máy công quyền, nên đã góp phần lành mạnh hoá xã hội, do đó được toàn dân hoan nghênh và ủng hộ. Nhưng tiếc thay bên cạnh đó, có một số người cầm bút và chủ bút một số tờ báo đã vô tình hoặc cố ý chĩa mũi nhọn đấu tranh không phải vào những kẻ tham nhũng, thoái hoá cụ thể, mà dường như là vào cả hệ thống thiết chế xã hội của chúng ta. Xin không giải thích dài dòng, mà chỉ xin bạn đọc hãy suy ngẫm một chút xem các tiêu đề của những bài báo đăng trên vnexpress trong tháng 7/2007 hướng người đọc chống lại ai:
Vusta tập huấn kỹ năng viết tin cho cộng tác viên   (21/01/2008)
   Một khóa tập huấn ngắn ngày về kỹ năng viết tin khoa học và tin hoạt động hội cho các cộng tác viên bản tin KCP và trang web www.vusta.vn của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa diễn ra ở Hà Nội cuối tuần qua trong khuôn khổ nỗ lực cải thiện một bước chất lượng truyền thông của các ấn phẩm thuộc VUSTA.
Biên tập viên không được cả tin   (29/10/2007)
   Các cụ nhà ta có câu "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh," chứ cái gì cũng biết một tí thì bị gọi là loại chẳng biết gì. Ấy vậy mà ông Peter King của CBS News Radio lại nói "Phóng viên giỏi thì cái gì cũng phải biết một chút". Còn biên tập viên thì sao? Tôi nghĩ, cái gì cũng phải biết... hai chút. Biết nhiều chẳng phải để khoe mẽ với ai đâu, mà chỉ để tránh tối đa sự cố nghề nghiệp thôi.
Nguồn tin nói sai, làm sao xử lý?   (29/10/2007)
   Chuyện thật: Phóng viên trích lời một doanh nghiệp nói rằng họ không sợ bị kiện bán phá giá vì giá sản phẩm bán ở châu Âu tương đương giá bán ở Việt Nam. Biên tập viên nói câu này sai vì để phán quyết một doanh nghiệp có bán phá giá hay không, Uỷ ban châu Âu sẽ lấy giá bán ở châu Âu, trừ thuế, trừ phí chuyên chở, phí hoa hồng… rồi mới so sánh với giá bán ở Việt Nam.
Nguồn tin ơi!   (29/10/2007)
   Không biết có phải là một nhận định chủ quan hay không, nhưng dường như yếu tố nguồn tin không được chú trọng lắm trong ý thức của phóng viên, biên tập viên nhiều tờ báo Việt Nam, từ những tờ báo địa phương cho đến những tờ quy mô toàn quốc có số lượng người đọc lớn.
Đau đầu dấu chấm câu   (29/10/2007)
   Nhiều người không để ý đến dấu chấm câu, vì cho rằng đó là chuyện nhỏ. Chấm câu không hề là chuyện nhỏ! Phóng viên trăn trở từng từ rồi tuôn ra một đoạn văn như suối chảy mây trôi với đầy những con chữ tưởng chừng đắt như đất thổ cư gần Bờ Hồ Hoàn Kiếm, ấy vậy mà đọc lên vẫn không "nuột". Có khi chỉ vì thiếu hay thừa vài dấu chấm dấu phẩy.
Biên tập viên làm gì để phát triển ý tưởng   (29/10/2007)
   Không phải lúc nào thế giới sôi động thì phóng viên cũng có nhiều chuyện để viết. Những ngày bình lặng gặp khó khăn về ý tưởng đã đành, ngay cả những ngày giông bão cả làng nháo nhác mà có khi phóng viên cũng tắc tị. Đối tượng đầu tiên mà họ nghĩ tới khi đó hòng túm được cọng rơm là biên tập viên. Nhưng không phải lúc nào họ cũng được giúp đỡ.
Kỹ năng viết bài cho tạp chí   (29/10/2007)
   Mỗi tờ báo có văn phong riêng, mỗi người viết có cách thể hiện của mình và mỗi loại hình báo chí cũng đòi hỏi lối viết khác nhau. Và còn một thực tế nữa là các biên tập viên khác nhau thì có gu khác nhau. Một bài viết văn hoa của bạn có thể được khen ngợi lần này nhưng cũng có thể bị bỏ đi lần sau. Đừng thất vọng.
Viết đơn giản - Điều không đơn giản   (29/10/2007)
   Viết đơn giản – Simple Writing - là một trong những điều mà tôi thường xuyên được nghe, được chỉ dẫn, được khuyến khích và …bị bắt buộc mỗi khi tham gia các khóa đào tạo kỹ năng báo chí. Sau những đợt "làm mới lại kỹ năng" như vậy, tôi lại càng nhận ra rằng cánh báo chí chúng ta rất hay "đánh đố" độc giả.
Một số tỉnh cho nước ngoài thuê 50 năm đất rừng đầu nguồn vùng biên giới
Ý kiến khác
 

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SỰ SỐNG HƯỚNG TỚI ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI                     Bản tin phổ biến kiến thức số 31/2010   Trang web bảo vệ gấu  


LƯỢT TRUY CẬP

  6,260,833  lượt
(82 người Online )