Chủ quyền Việt Nam

Không ai được mặc cả lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông   (11/08/2010)
   Dù đa phương hay quốc tế, Việt Nam không có mục đích gì khác là giúp quốc tế hiểu đúng và rõ hơn vấn đề tại Biển Đông. Việc đa phương hay quốc tế không có nghĩa Việt Nam quay mặt lại với Trung Quốc, mà luôn nỗ lực đảm bảo và phát triển mối quan hệ song phương Việt - Trung. - TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện khoa học Chiến lược Bộ Công an phân tích.
Cần phổ biến rộng rãi tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa   (11/06/2010)
   Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã nêu ý tưởng thành lập một hội đồng nhà nước để giám định các tài liệu mới phát hiện về Hoàng Sa, Trường Sa. Bên cạnh đó, đối với các tài liệu giá trị đã có từ trước, ông đề xuất cần phổ biến rộng rãi cho người dân và giới nghiên cứu...
Tầm nhìn trước biển    (10/05/2010)
   Việc tăng cường đầu tư cho biển đảo không chỉ có ý nghĩa an ninh, quốc phòng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế.
Đội Hoàng Sa - từ lịch sử đến tâm thức dân gian    (03/05/2010)
   Năm nay, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vào ngày 29-4 (tức 16/3 âm lịch) với quy mô lớn hơn so với các năm trước. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống và tôn vinh các tiền nhân đã quên mình vì lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc; góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ vụ bản đồ của NGS và Google…   (24/03/2010)
Vụ hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (NGS) và cả Google đưa lên mạng internet những bản đồ thông tin sai lạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam – giống như một số vụ tương tự trước đây, cũng do chính các công dân chứ không phải các cơ quan chức năng của Nhà nước phát hiện ra – một lần nữa cho thấy sự yếu kém và sự trì trệ trong thông tin đối ngoại, đặc biệt liên quan tới chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Vụ bản đồ Hoàng Sa của NGS: Đừng chỉ phản đối!   (19/03/2010)
   “Hội Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám Việt Nam đang soạn một bức thư gửi tới Hội Địa lý Mỹ. Cùng với đó, chúng tôi dự định sẽ gửi tới họ những tư liệu lịch sử về bản đồ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa”.
"Đã thấy đủ ý chí độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc"   (23/12/2009)
   ASEAN phải hành động cùng nhau trước khi thảo luận với Trung Quốc. Bằng cách đối thoại, dần dần từng bước vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết. Và sẽ là hữu ích nếu ASEAN tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài - tướng Daniel Schaeffer (Pháp).
Giải quyết tranh chấp Biển Đông trong mắt học giả Trung Quốc   (08/12/2009)
   Bài tham luận của GS Ji Guoxing của Đại học Jiaotong (Thượng Hải) tại Hội thảo Biển Đông vừa qua mặc nhiên thu hút được sự chú ý. Bởi, thông qua những gì ông Ji trình bày, người ta có thể thấy, ở chừng mức nhất định, cách tiếp cận vấn đề, và cùng với nó là sự mạnh yếu trong cơ sở lập luận, của cường quốc đang thể hiện sự gia tăng ảnh hưởng lên khu vực này.
Xung đột quân sự trên Biển Đông không phải là tất yếu   (27/11/2009)
   Tại phiên họp chiều 26/11, Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: "Biển Đông: Tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực" tập trung thảo luận về các diễn biến gần đây liên quan tới Biển Đông.
Biển Đông: Tìm kiếm một dàn xếp pháp lý mới   (27/11/2009)
   Các diễn biến trong năm 2008 và năm 2009 tạo nên một làn sóng căng thẳng mới tại biển Đông. ASEAN và Trung Quốc sẽ phải năng động hơn nhằm tiến tới một bộ quy tắc ứng xử mới hoặc một thỏa thuận có tính ràng buộc tương đương, bao gồm những hướng dẫn cụ thể cần thiết cho việc tự kiềm chế, cho hợp tác và áp dụng luật quốc tế.
Biển Đông: Từ tranh chấp công khai tới quản lý xung đột   (25/11/2009)
   Để đạt mục tiêu kiềm chế các tranh chấp, các bên liên quan cần không được hài lòng chỉ với Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông của ASEAN - Trung Quốc - TS Nguyễn Hồng Thao và GS Ramses Ammer viết.
Luật pháp quốc tế về chủ quyền và chủ quyền của việt nam đối với quần đảo Hoàng Sa   (10/11/2009)
Chủ quyền một vùng lãnh thổ của một quốc gia, theo Luật pháp Quốc tế về chủ quyền, đòi hỏi phải có đầy đủ ba điều kiện về chiếm hữu sau đây:
Lập trường hai mặt của Trung Quốc về Luật biển quốc tế   (21/09/2009)
   Trung Quốc đã gửi công văn phản đối cả hai bản đăng ký thềm lục địa mà Việt Nam và Nhật Bản đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc UNCLOS. Hai công hàm phản đối này thể hiện lập trường hai mặt của Trung Quốc với việc áp dụng Công ước Luật biển quốc tế của Liên Hiệp Quốc(UNCLOS).
Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau - Kỳ 2: Biển động   (10/09/2009)
   Tác giả câu chuyện này là người đã có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước: ông Lữ Công Bảy - quân nhân trên chiến hạm Trần Khánh Dư HQ-4. Sau ngày giải phóng 1975, ông Bảy vẫn ở lại VN, phục vụ trong lực lượng hải quân quân đội nhân dân VN. Hiện ông là nhân viên bảo vệ của Đài truyền hình VN tại TP.HCM.
Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau   (09/09/2009)
Hơn 35 năm trước, những người con đất Việt đã nhận lệnh vượt trùng dương ra quần đảo Hoàng Sa canh giữ biển trời Tổ quốc. Họ tự hào ra đi trong tâm thế của người Việt ra canh giữ đảo biển của người Việt! Bây giờ nhắc lại, mắt họ rưng rưng, tim họ nghẹn lại khi Hoàng Sa vẫn còn trong tay nước ngoài.
Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức rõ ràng    (09/09/2009)
   Trong khi Trung Quốc đưa ra những lập luận nhằm xác định chủ quyền của mình trên biển Đông đầy tính “tự mâu thuẫn nhau”, thì về phía Việt Nam, ngay từ giai đoạn nhà Nguyễn đã có những tài liệu chính sử và bằng chứng khoa học cụ thể khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Nhiều học giả, luật gia và nhà khoa học trong nước cũng đã dẫn ra những chứng cứ quan trọng khẳng định xung quanh vấn đề này.
“Đường lưỡi bò” phi lý    (09/09/2009)
   Ngày 7/5/2009 vừa qua, Trung Quốc đã gửi công hàm tới Tổng thư ký Liên hiệp quốc phản đối việc Việt Nam nộp Báo cáo về Ranh giới ngoài thềm lục địa của mình cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hiệp quốc và gửi kèm theo một sơ đồ trên đó thể hiện “đường lưỡi bò” khẳng định 80% diện tích mặt Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đây là điều phi lý khiến dư luận rất bất bình. Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Trần Công Trục- nguyên trưởng ban Ban biên giới Chính phủ về vấn đề này.
Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo   (08/09/2009)
   Cuộc đấu tranh về Hoàng Sa - Trường Sa chỉ có thể giải quyết trên cơ sở dân tộc hoá cuộc đấu tranh và quốc tế hoá vấn đề tranh chấp, nguyên trưởng ban biên giới thuộc Hội đồng Bộ trưởng, ông Lưu Văn Lợi nói.
Phải xây dựng “tư duy Biển Đông” để bảo vệ chủ quyền   (04/09/2009)
   Việc Trung Quốc công bố bản đồ “đường lưỡi bò”, chiếm tới 80% diện tích Biển Đông khiến dư luận bất bình, cho rằng, Trung Quốc đang biến Biển Đông thành “ao, hồ” của mình. Dântrí trao đổi với nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ, TS Trần Công Trục quanh vấn đề này.
Sự đồng thuận về sách lược đối với thử thách tại Biển Đông    (01/08/2009)
   "Đối với thách thức Biển Đông thì ngoài chính sách ngoại giao mềm dẻo theo truyền thống, có nhu có cương. Và nhất quyết phải tổng hợp sức mạnh, đoàn kết chặt chẽ với khối Asean và các nước cùng quan tâm đến các nguy cơ thách thức ấy." TS Sử học Nguyễn Nhã hiến kế.
 

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SỰ SỐNG HƯỚNG TỚI ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI                     Bản tin phổ biến kiến thức số 18/2010   Trang web Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên  


LƯỢT TRUY CẬP

  6,125,996  lượt
(103 người Online )