Dạ dày đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, đây là nơi tiếp nhận chất dinh dưỡng, chuyển hóa thức ăn. Tuy nhiên, chúng ta cũng hay bỏ quên và khong chăm sóc kỹ khiến cho dạ dày bị bệnh. Dưới đây là những bệnh thường gặp nhất ở dạ dày.

1. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.

Ở những vị trí viêm loét khác nhau mà bệnh sẽ được chẩn đoán và xác định với nhiều tên gọi khác như viêm dạ dày, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm loét tá tràng, viêm tâm vị,… Bệnh thường được xác định bởi nhiều nguyên nhân cụ thể như nhiễm vi khuẩn Hp, sử dụng quá nhiều bia rượu, do tác dụng phụ của các loại thuốc tây, mệt mỏi, căng thẳng, chế độ ăn uống và sinh hoạt bất thường,…

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu bởi các biểu hiện như đau từng cơ đột ngột, đầy hơi, đau tức vùng thượng vị, ợ chua, nóng rát, chán ăn, người xanh xao, buồn nôn, đại tiện có mùi khó chịu, phân màu đen,… Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày, nên hãy thăm khám để được xác định bệnh chính xác.

2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Theo thống kê của Bộ y tế Việt Nam, tính cho đến thời điểm này thì có khoảng 14 triệu người đang có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đã được thăm khám. Thống kê này cũng đã chỉ ra căn bệnh này khá phổ biến ở vùng nông thôn do chất lượng đời sống chưa cao. Thực chất mà nói trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn, nhũ chấp, dịch vị có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và gây khó chịu.

Khi gặp phải những triệu chứng trào ngược dạ dày, người bệnh thường xuyên có biểu hiện tức ngực, buồn nôn, ợ chua và làm nóng rát thực quản. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như khó nuốt, mắc nghẹn, nhạt miệng,… Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng như xét cho cùng thì trào ngược dạ dày, tá tràng có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

3. Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày)

Xuất huyết dạ dày là một kiểu biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày trong thời gian dài không được khắc phục và điều trị. Mà nguyên nhân trực tiếp là do các tác nhân thường được khuyến cáo như sử dụng bia rượu trong thời gian dài, ăn nhiều thức ăn cay nóng, người thường xuyên căng thẳng và có chế độ dinh dưỡng không hợp lý,… Đây là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng do mất máu quá nhiều.

Bệnh xuất huyết dạ dày được biểu hiện bằng những triệu chứng như đau dữ dội vùng thượng vị, toát mồ hôi, bụng cứng, mặt xanh xao, nôn và đại tiện có máu, phân màu đen,… Khi gặp phải những biểu hiện trên, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

4. Viêm hang vị dạ dày

Dạ dày được chia thành nhiều ngăn bắt đầu từ tâm vị, phình vị, bờ cong lớn, thân vị, bờ cong nhỏ sau đó mới đến hang vị và đơn vị cuối cùng chính là môn vị. Như vậy, có thể nói viêm hang vị dạ dày là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc dạ dày không tiết axit ở vị trí gần cuối dạ dày, trước phần môn vị. Viêm hang vị dạ dày thường được biểu hiện bằng những cơn đau rõ ràng ở trên rốn. Tùy vào mức độ bệnh mà cơn đau sẽ biểu hiện dữ dội hay âm ỉ trong thời gian dài.

Hiện nay, căn bệnh viêm hang vị dạ dày thường được bắt gặp ở rất nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn ở độ tuổi từ 35 trở lên. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu gần đây đã phần nào cho thấy tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi bị viêm hang vị dạ dày đang có xu hướng gia tăng, thậm chí ở trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Các triệu chứng viêm hang vị thường bắt nguồn từ các phần tế bào thuộc hang vị bị các tác nhân bên ngoài tác động và làm tổn thương. Nếu không được thăm khám và chữa trị bệnh kịp thời bệnh có thể phát triển thành một số biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày và nguy hiểm hơn là gây ung thư dạ dày.

5. Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày

Thông thường, vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) thường gặp phải ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng và có thể yên vị ở trong đó. Tuy nhiên, khi gặp phải môi trường thuận lợi như độ pH trong dạ dày mất ổn định, sức đề kháng của cơ thể yếu đi thì chúng sẽ phá vỡ lớp nhầy để tấn công vào niêm mạc dạ dày và gây tổn thương.

Sở dĩ, căn bệnh nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày được mệnh danh là “kẻ lây lan không tiếng động” là bởi bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng khác thường nào. Thông thường, để phát hiện được vi khuẩn Hp trong dạ dày các bệnh nhân thường được chỉ định xét nghiệm. Theo các nghiên cứu mới nhất cho thấy, có khoảng 10% dân số nhiễm virus Hp và chỉ có khoảng 3% tỷ lệ người bệnh có biểu hiện bệnh biến chứng sang ung thư dạ dày.