Bột sắn dây chắc hẳn đã quá quen thuộc đối với người Việt Nam. Từ xưa, bột sắn dây đã được sử dụng trong việc làm mát cơ thể khi đi ngoài nắng về, hỗ trợ giải độc, bảo vệ tế bào gan rất tốt. Tuy nhiên, bạn đã sử dụng bột sắn dây đúng cách chưa? Bạn có biết bột sắn dây như thế nào là nguyên chất không? Để giúp bạn trả lời câu hỏi này, bạn hãy tham khảo ngây bài viết này nhé.

Công dụng của bột sắn dây

Về thành phần dinh dưỡng, trong 100g bột sắn dây có 14g nước, 0,7g protit, 84,3g gluxit, 0,8g xenlucoza, 18mg canxi, 20mg photpho, 1,5mg sắt… Vì vậy, mùa hè sau những giờ lao động mệt nhọc hoặc đi ngoài nắng về, được uống một cốc nước bột sắn ta thấy mát, dễ chịu, người đỡ mệt hẳn. Ngoài giá trị dinh dưỡng, sắn dây còn là một vị thuốc giải nhiệt, giải khát tốt vẫn được Đông y dùng chữa các chứng cảm nắng, cảm nóng, sốt cao, khát nước… từ lâu đời.

Bột sắng dây có tác dụng như hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virut đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu ôxy…

Cách uống tốt nhất cho sức khỏe

– Bất kể thứ gì cũng vậy, ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy để phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn, cách uống sắn dây tốt nhất là nên uống chín và không uống nhiều quá 1 ly/ngày.

– Thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn, tuy nhiên thói quen này nên bỏ bởi hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể.

– Đối với trẻ em, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn. 

– Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn.

Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.

– Tốt nhất, kể cả những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Đặc biệt, chỉ nên cho 1 chút đường, vì uống đường nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Cách phân biệt bột sắn dây nguyên chất

Ở ta hiện nay có hai loại sắn dây: sắn dây ta và sắn dây tầu (có nguồn gốc từ Trung Quốc). Sắn dây tầu cho lượng bột nhiều hơn nhưng chất lượng giải nhiệt và mùi thơm không bằng sắn ta. Hơn nữa, vì lợi nhuận, gian thương thường hay trộn bột sắn thường với bột sắn dây để kiếm lời. Bởi vậy, khi mua người tiêu dùng cần thận trọng, tốt nhất là nên tự mình mua củ sắn dây tươi về tự chế biến hoặc thuê các cơ sở có uy tín và đảm bảo vệ sinh.

– Bột sắn dây thật là loại bột hạt to, sắc cạnh, có màu trắng tinh khiết, có hương thơm tự nhiên đặc trưng của bột sắn dây, bột khô, không ẩm. Khi đưa lên miệng cắn, bột sắn dây thật có vị giòn tan, tan nhanh trong miệng và thấy ấm nơi đầu lưỡi. Bột sắn dây sau khi tan ra lưỡi chúng ta sẽ cảm nhận được sự mềm mịn và không có hạt sạn nào cả.

– Ngược lại, nếu là bột sắn dây giả, bột có lẫn nhiều tạp chất thì viên bột không sắc cạnh, hạt nhỏ. Khi quan sát không có màu trắng tự nhiên, thường không có mùi thơm hoặc rất nặng mùi, khi cắn thử thấy viên bột mềm.

– Ngoài ra, khi đi mua bột sắn dây, bạn không nên mua loại bột đã được ướp hoa bưởi vì rất dễ bị mốc, hoặc do người làm giả ướp hoa bưởi lên để khư mùi ẩm mốc của bột sắn dây giả. Vì vậy, bạn nên mua bột thật khô, thật giòn thì mới để được lâu.

Cách phân biệt bột sắn dây nguyên chất

Ở ta hiện nay có hai loại sắn dây: sắn dây ta và sắn dây tầu (có nguồn gốc từ Trung Quốc). Sắn dây tầu cho lượng bột nhiều hơn nhưng chất lượng giải nhiệt và mùi thơm không bằng sắn ta. Hơn nữa, vì lợi nhuận, gian thương thường hay trộn bột sắn thường với bột sắn dây để kiếm lời. Bởi vậy, khi mua người tiêu dùng cần thận trọng, tốt nhất là nên tự mình mua củ sắn dây tươi về tự chế biến hoặc thuê các cơ sở có uy tín và đảm bảo vệ sinh.

Bột sắn dây thật là loại bột hạt to, sắc cạnh, có màu trắng tinh khiết, có hương thơm tự nhiên đặc trưng của bột sắn dây, bột khô, không ẩm. Khi đưa lên miệng cắn, bột sắn dây thật có vị giòn tan, tan nhanh trong miệng và thấy ấm nơi đầu lưỡi. Bột sắn dây sau khi tan ra lưỡi chúng ta sẽ cảm nhận được sự mềm mịn và không có hạt sạn nào cả.

– Ngược lại, nếu là bột sắn dây giả, bột có lẫn nhiều tạp chất thì viên bột không sắc cạnh, hạt nhỏ. Khi quan sát không có màu trắng tự nhiên, thường không có mùi thơm hoặc rất nặng mùi, khi cắn thử thấy viên bột mềm.

– Ngoài ra, khi đi mua bột sắn dây, bạn không nên mua loại bột đã được ướp hoa bưởi vì rất dễ bị mốc, hoặc do người làm giả ướp hoa bưởi lên để khư mùi ẩm mốc của bột sắn dây giả. Vì vậy, bạn nên mua bột thật khô, thật giòn thì mới để được lâu. 

Một số cách chế biến từ bột sắn dây

Chè bột sắn dây đỗ xanh

Chuẩn bị 150g bột sắn dây, 50g bột năng, 30g đỗ xanh chà vỏ, 1 lon nước dừa, 80 gram đường, 2 lá dứa.

Cho bột sắn và bột năng vào chung trong một chiếc tô lớn. Trộn đều hai phần bột này với nhau cho thật kỹ. Trộn xong, hòa tan chỗ bột này với 1 bát nước con sao cho bột không bị vón cục. Đỗ xanh chà vỏ ngâm trước trong nước khoảng 1 tiếng cho đỗ nở. Sau đó vo sạch đỗ và để ráo nước.

Lá dứa đem rửa sạch, xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Cho vào nồi khoảng 0,8 lít nước lọc, cho nước cốt lá dứa vào rồi bắc lên bếp đun sôi. Nước sôi, cho đậu xanh vào ninh nhừ. Đậu xanh nhừ rồi nêm đường cho vừa ngọt, lưu ý là không cho đường sớm trước khi đậu nhừ vì sẽ làm đậu bị sượng. Tiếp theo, đổ phần bột đã hòa vào nồi đậu xanh và khuấy cho kỹ. Tiếp tục đun nồi chè, vừa đun vừa khuấy đều tay cho đến khi chè sánh, trong lại là được. Tắt bếp, múc chè ra bát và chờ cho chè nguội để thưởng thức.

Chè bắp bột sắn dây

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2-3 bắp ngô ngọt hoặc bắp nếp, bột sắn dây khoảng 1 bát con, 50g đường, 100ml nước cốt dừa, muối nửa thìa nhỏ, bột bắp 1 thìa.

Dùng dao sắc hoặc dao hai lưỡi gọt lấy phần hạt bắp, gọt thành mảnh nhỏ. Nhặt bỏ những sợi râu ngô còn sót lại. Để lại phần lõi ngô để đun lấy nước ngọt. Đổ vào nồi một lượng nước phù hợp, cho hạt ngô và lõi ngô vào đun chung. Khi ngô mềm thì vớt lõi ra. Hòa đường vào nồi. Đun nhỏ lửa để ngô ngấm đường. Bột sắn hòa với chút nước lọc, khuấy đều cho tan. Sau đó đổ từ từ bát bột sắn dây vào trong nồi chè, trong lúc đổ khuấy nồi chè từ từ để bột sắn không bị vón lại. Tắt bếp đi. Đổ nước cốt dừa, muối, chút đường và bột bắp vào một chiếc nồi khác, đem đun lửa nhỏ, khi nước cốt dừa sánh lại là được. Khi dùng, múc chè ra bát và chan một ít nước cốt dừa lên trên.

Chè sắn dây bạch quả

Nguyên liệu cần dùng bao gồm: bột sắn dây 200g, bạch quả 200g, đường phèn 150g, vừng trắng 50g, vài lát cam thảo, một chút muối.

Cách làm: Bột sắn dây hòa với 5 muỗng canh nước sôi và ít nước lạnh, cho bột hơi dẻo, để bột nghỉ 5 phút. Bạch quả tách vỏ lấy tăm xiên qua bạch quả để lấy nhụy đắng. Luộc chín bạch quả. Nặn bột thành từng viên nhỏ hình tròn, sau đó cho từng hạt bạch quả vào vo viên tròn. Làm lần lượt cho đến hết bạch quả và bột. Bắc nồi nước sôi khác, cho ít cam thảo, ít muối, đường phèn, nêm nếm cho có vị ngọt vừa rồi cho viên bạch quả vào, đun sôi tầm 5 phút. Cho ra chén nhỏ, rắc mè trắng lên và thưởng thức.

Lưu ý, chè bạch quả không phù hợp với những người đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, người đang dùng các chất ức chế monoamin oxidaza (MAOI), phụ nữ đang mang thai.

Sinh tố bột sắn dây khoai môn hạt sen

Sinh tố bột sắn khoai môn hạt sen rất ngon, giàu dinh dưỡng và lành. Chuẩn bị nguyên liệu gồm: hạt sen tươi 100g, khoai môn tím hoặc trắng 100g, bột sắn dây 20g, đường thô (đường thốt nốt, đường nâu…), một chút muối.

Hạt sen tươi rửa sạch, ngâm nước khoảng 1 tiếng. Khoai môn gọt vỏ, thái nhỏ ngâm nước muối cho bớt nhựa. Hầm hạt sen, khoai môn với 300ml nước lạnh khoảng 20 – 25phút thì hớt bọt cho nước trong. Khi khoai môn, hạt sen đã nhừ, trộn bột sắn dây với một ít nước lạnh quấy đều cho tan rồi đổ vào nồi hạt sen khoai môn. Vừa đổ bột sắn dây vào vừa khuấy đều tay. Chờ hỗn hợp trong và sánh lại, để nguội, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay mịn, cho thêm đường và ít muối. Cho ra ly cùng với ít đá bào vào thưởng thức.

Ngoài các món chè, sinh tố nói trên, bột sắn dây có thể pha trực tiếp với nước, cho thêm chút đường, có thể thêm nước cốt chanh tươi hoặc chanh leo sẽ nhanh chóng có được một món đồ uống giải nhiệt ngon lành. Tuy nhiên, uống bột sắn dây sống không thích hợp lắm cho những người huyết áp thấp, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai. Với người bình thường khỏe mạnh cũng không nên uống quá 1 ly bột sắn dây 1 ngày.

Xem thêm:

==> Tinh dầu tràm- cách chống cúm và viêm nhiễm đường hô hấp

==> Tất tần tật bài thuốc dân gian trị bệnh tổ đỉa

==> Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh cảm từ rau mùi