Giới thiệu website
 


Tạp chí Xưa & Nay
Tòa soạn: 216 Trần Quang Khải - Hà Nội
Tel/Fax: 04.38256588
Email: tapchixuavanay@yahoo.com
VP đại diện phía Nam: 181 Đề Thám, Q. I, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 08.38385117-Fax: 08.38385126
Email: xuanay@hcm.fpt.vn
Chủ nhiệm: Phạm Mai Hùng
TBT: Dương Trung Quốc
P.TBT: Đào Hùng, Nguyễn Hạnh



Tìm kiếm

  Tìm kiếm trên website
  Tìm kiếm trên google


 


  Liên kết website


  Thông tin website
² Chủ nhật, 22/2/2009
² Số truy cập:131702
  ² Đang online: 21
 

Quảng cáo


 
Tủ sách của bạn
 
 
Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ

Trước nay, ở nước ta đã có một số từ điển về địa danh được xuất bản như Từ điển địa danh lịch sử-văn hóa Việt Nam (Nguyễn Văn Tân, Nxb Văn hóa-Thông tin, 1998), Từ điển địa danh lịch sử văn hóa du lịch Việt Nam (Nguyễn Văn Tân, Nxb Văn hóa-Thông tin, 2002), Từ điển địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam (Nguyễn Như Ý, Nguyễn Thành Chương, Bùi Thiết, Nxb Khoa học xã hội, 2004), Từ điển đơn vị hành chính Việt Nam (Lê Hồng Chương, Nxb Từ điển bách khoa, 2007), Từ điển địa danh lịch sử Việt Nam (Đinh Xuân Lâm chủ biên, Nxb Giáo dục, 2007). Nhưng phải đến Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ (Nguyễn Đình Tư, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008), đây mới là cuốn từ điển địa danh hành chính của một miền (Nam Bộ).


Có thể nói, với 1.349 trang sách khổ 16x24cm, cuốn từ điển chứa đựng trong nó một lượng thông tin rất lớn về các địa danh hành chính ở một khu vực có nhiều sự thay đổi trong cách đặt tên địa danh nói chung. Các địa danh hành chính trong từ điển thật đa dạng, trải qua các thời kỳ lịch sử, từ thời các chúa Nguyễn cho đến mốc thời gian là cuối năm 2004, với các đơn vị như: làng, thôn, xã, phường, thị trấn, tổng, huyện, quận, thị xã, thành phố, phủ, trấn, tỉnh, dinh, hạt thanh tra, cơ sở hành chính…

Mỗi mục từ được giới thiệu các yếu tố: tên gọi, địa bàn trực thuộc, sự thay đổi qua các thời kỳ, việc giải thể, các đơn vị hành chính trực thuộc. Ví dụ, đọc sách chúng ta biết được, đơn vị hành chính của Sài Gòn ban đầu lại là thành phố (municipalité) từ 1861, rồi hạt thanh tra từ ngày 3-8-1866, khu hành chính (circonscription administrative) do Thống đốc Nam Kỳ lập ngày 9-10-1875, tiếp đến là khu hành chính Sài Gòn-Chợ Lớn từ ngày 27-4-1931. Hay Bạc Liêu với các đơn vị hành chính, lúc là hạt tham biện, lúc là thị xã hỗn hợp, sau mới là tỉnh…

Cuốn từ điển là kết tinh sự lao động cần mẫn, nghiêm túc của tác giả trong nhiều năm. Chỉ riêng việc đọc tài liệu ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Nguyễn Đình Tư đã dành 2 năm để đọc và ghi chép lại tư liệu trong bộ Bulletin Officiel và bộ Bulletin Administratif de la Cochinchine Francaise từ năm 1862 đến năm 1945. Các sách địa chí như Gia Định thành thông chí, Phủ biên tạp lục, Nam Kỳ lục tỉnh, địa bạ thời Nguyễn, các chuyên khảo thời Pháp, công báo từ 1946-2004 cho đến các sách địa chí sau năm 1975 đều được tác giả tham khảo. Phải nói đó là công việc quá sức của một người lớn tuổi như ông, nếu không có một nhiệt huyết hết sức mạnh mẽ.

Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ thực sự là một cuốn sách công cụ hữu hiệu cho rộng rãi bạn đọc và nhất là các nhà nghiên cứu địa lý, lịch sử, văn hóa về vùng đất Nam Bộ, dẫu còn một số khiếm khuyết nhỏ trong việc biên soạn như việc kiểm soát giữa các mục từ, thiếu một số mục từ quan trọng, tính chính xác trong một vài tài liệu.

Nguyễn Thanh Lợi

 


Hoàng Xuân Hãn
1908 / 1996








Copyright  © 2007 VAHS -  Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam 
Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Người chịu trách nhiệm chính: Dương Trung Quốc
Giấy phép số 327/GP-BC của Cục Báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin cấp ngày 30/7/2007
Địa chỉ: 216 Trần Quang Khải - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội - Tel: 04. 39369089 - 0913553003; Fax: 04. 38256588;
Email:  hoisuhocvietnam@yahoo.com.vn;  Website: http://hoisuhoc.vn