Giới thiệu website
 


Tạp chí Xưa & Nay
Tòa soạn: 216 Trần Quang Khải - Hà Nội
Tel/Fax: 04.38256588
Email: tapchixuavanay@yahoo.com
VP đại diện phía Nam: 181 Đề Thám, Q. I, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 08.38385117-Fax: 08.38385126
Email: xuanay@hcm.fpt.vn
Chủ nhiệm: Phạm Mai Hùng
TBT: Dương Trung Quốc
P.TBT: Đào Hùng, Nguyễn Hạnh



Tìm kiếm

  Tìm kiếm trên website
  Tìm kiếm trên google


 


  Liên kết website


  Thông tin website
² Chủ nhật, 19/4/2009
² Số truy cập:167054
  ² Đang online: 22
 

Quảng cáo


 
Văn hóa
 
 
Bảo tồn phố cổ Hà Nội - trước hết là vấn đề nhận thức của người dân

Giáo sư Sử học Phan Huy Lê: “Phải làm sao để cộng đồng dân cư hiểu được rằng họ có thể sống bằng chính di sản đó, điều đó đồng nghĩa với việc người dân bảo vệ tốt được di sản bao nhiêu thì chất lượng cuộc sống của họ sẽ ngày càng cải thiện, được nâng lên bấy nhiêu…”



Phố cổ Hà Nội có một lịch sử rất lâu. Bên cạnh giá trị văn hoá về vật thể của khu phố cổ Hà Nội, theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, các giá trị văn hoá phi vật thể có vai trò vô cùng quan trọng đối với Hà Nội, bởi nó tạo nên cái hồn của phố cổ.

Phóng viên VOVNews có cuộc trao đổi với Giáo sư sử học Phan Huy Lê về vấn đề bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản này.

Thưa ông, về việc đề nghị UNESCO công nhận phố cổ Hà Nội trở thành di sản văn hoá thế giới, có nhiều ý kiến cho rằng chỉ riêng phố cổ Hà Nội thôi cũng đã đủ để công nhận mà không cần phải kết hợp với các di tích khác của Hà Nội như Hoàng thành Thăng Long... Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

- Trong giới khoa học và kể cả bản thân tôi, hiện nay đang có sự cân nhắc là sẽ đề nghị riêng phố cổ trở thành di sản văn hoá thế giới hay kết hợp cả phố cổ và di tích Hoàng thành Thăng Long. Cấu trúc của Thăng Long xưa là có cả “thành” - trung tâm chính trị và “thị” là nơi buôn bán, làm ăn của nhân dân.

Tuy phần “thành” chỉ còn lại khoảng 2/3 diện tích của Cấm Thành xưa nhưng đây là một di sản cực kỳ quý, trên mặt đất tuy không còn nhiều, nhưng dưới mặt đất qua phát lộ của di tích Hoàng thành thì chứng tỏ nó còn rất phong phú.

Nó có cả một bề dày lịch sử kéo dài suốt từ thời Thăng Long đến Hà Nội và thậm chí ngược cả lên thời tiền Thăng Long tức là từ thành Đại La.

Tuy nhiên, phần "thành" hiện nay không còn toàn vẹn nữa nhưng vẫn còn bộ phận cấm thành là khu hoàng thành vừa được phát hiện và thành Hà Nội cổ. Đó là những yếu tố rất quan trọng, nó tiêu biểu cho trung tâm chính trị của Hoàng thành Thăng Long xưa.

Riêng phần "thị" trước đây rất rộng lớn nhưng giờ quy tụ lại chỉ còn khu phố cổ trên diện tích khoảng 100 ha. Việc kết hợp cả 2 yếu tố hay tách ra làm 2 đơn vị thì ta cần phải cân nhắc và tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia quốc tế, nhất là chuyên gia của UNESCO.

Với một bề dày lịch sử cũng như những giá trị văn hoá đậm nét riêng của phố cổ Hà Nội như vậy thì theo ông, việc bảo tồn phố cổ sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức gì?

- Phố cổ Hà Nội đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức cũng như rất nhiều áp lực. Ví dụ về vấn đề dân số. Sức ép về dân số ở khu phố cổ Hà Nội là rất lớn.

Trước đây, mỗi nhà ống chỉ có một hộ gia đình ở. Tuy nhiên đến nay có đến 4-5 hộ gia đình cùng ở, vì thế với mật độ cư dân như vậy, hạ tầng thì xuống cấp rất khó có thể bảo tồn tốt được.

Bên cạnh đó, kế hoạch giãn dân của thành phố trên thực tế vẫn chưa thực hiện được. Thứ hai đó là áp lực về kinh tế, đây cũng là một áp lực rất lớn, đòi hỏi Hà Nội phải có sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển để kinh tế hiện đại để không làm tổn hại đến di sản, mà phải nâng cao, phát huy giá trị của di sản đó lên.

Một mâu thuẫn nữa cũng cần được giải quyết tốt đó là giữa bảo tồn di sản và chất lượng cuộc sống của cư dân ở đây. Phải làm sao để cộng đồng dân cư ở đấy hiểu được rằng họ có thể sống bằng chính di sản đó, điều đó đồng nghĩa với việc người dân bảo vệ tốt được di sản bao nhiêu thì chất lượng cuộc sống của họ sẽ ngày càng cải thiện, được nâng lên bấy nhiêu.

Để giải quyết được những khó khăn, thách thức đó, theo ông điểm cốt yếu Hà Nội cần phải làm là gì?

-
Để thực hiện được điều đó đòi hỏi Hà Nội phải có một loạt các chính sách về đầu tư để phát huy được thế mạnh của di sản. Đặc biệt ở khu phố cổ, nếu biết tận dụng vào thế mạnh là các nghề thủ công, kết hợp cùng với du lịch sẽ đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho cư dân.

Vì vậy, trước hết phải xác định và khôi phục các phố nghề, phải khôi phục lại các tuyến phố chuyên doanh, rồi từ đó tiến tới tập trung cải tạo các di tích để giữ lại các di sản văn hoá này.

Một vấn đề nữa, theo tôi là cần phải có một đề án nghiên cứu hoàn chỉnh về các lễ hội dân gian khu phố cổ, khôi phục các lễ hội này kết hợp với phố nghề, phố chuyên doanh và các di tích thì đó chính là chúng ta đã tạo dựng lại hồn phố cổ.

Và một vấn đề nữa cũng rất quan trọng đó là phải xây dựng được nếp sống văn hoá của người dân phố cổ với nét thanh lịch của người Tràng An. Ngoài ra còn các vấn đề về môi trường, hạ tầng cơ sở... đòi hỏi phải có sự đầu tư của Nhà nước để không làm ảnh hưởng đến đời sống của cư dân ở đây...

Điều quan trọng hơn cả là thành phố Hà Nội cần phải đầu tư nhiều hơn nữa không chỉ là tiền bạc, vật chất mà là “sự quan tâm”, bởi một mình Ban quản lý phố cổ Hà Nội không thể làm hết được.
               Xin cảm ơn ông.

Nguồn: ktdt.com.vn 

 
 


Hoàng Xuân Hãn
1908 / 1996








Copyright  © 2007 VAHS -  Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam 
Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Người chịu trách nhiệm chính: Dương Trung Quốc
Giấy phép số 327/GP-BC của Cục Báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin cấp ngày 30/7/2007
Địa chỉ: 216 Trần Quang Khải - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội - Tel: 04. 39369089 - 0913553003; Fax: 04. 38256588;
Email:  hoisuhocvietnam@yahoo.com.vn;  Website: http://hoisuhoc.vn