“Khẳng định và tôn vinh những cống hiến của danh nhân Phan Huy Chú - nhà bác học lỗi lạc ở thế kỷ thứ 19 của nước ta và định hướng đúng trong nghiên cứu, sưu tầm để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa về danh nhân cho hiện tại và tương lai”.
Đó là chủ đề của hội thảo khoa học do UBND tỉnh Hà Tây, Viện Khoa học Xã hội và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp tổ chức tại Văn miếu - Quốc Tử Giám ngày 4-12-2007.
Tại hội thảo, các tham luận đã tập trung nêu bật công lao to lớn của danh nhân Phan Huy Chú (1782-1840). Ông sinh ra ở làng Thày, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Tây), là con trai thứ ba của cụ Phan Huy Ích và Ngô Thị Thục. Nổi tiếng thông minh, học giỏi nên dẫu đường công danh gặp nhiều trắc trở: hai lần đi thi chỉ đỗ tú tài nhưng Phan Huy Chú lại là người say mê đèn sách và sớm đi vào con đường nghiên cứu học thuật. Ông đã để lại cho đời bộ Bách khoa toàn thư gồm 49 quyển mang tên Lịch triều hiến chương loại chí. Đây là bộ sách được coi là tác phẩm kinh điển của văn học sử nước nhà.
Theo: Giaoduc.edu.vn
|