Nóng gan là tình trạng gan bị tổn thương, suy giảm chức năng gan dẫn đến những tổn hại về sức khỏe và đời sống. Nắm bắt chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp bệnh nhân nâng cao hiệu quả chữa trị cuối cùng.

Nóng gan là gì, có nguy hiểm không?

Gan là cơ quan nội tạng quan trọng, tham gia chính vào quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố trong cơ thể. Khi chức năng gan suy yếu sẽ dẫn đến nóng gan (suy giảm chức năng gan cấp tính). Người bệnh sẽ thấy xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy khó chịu khắp người.

Hiện tượng nóng gan rất dễ tái phát, ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa, nếu không sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến thành suy giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nguyên nhân nóng gan thường gặp

Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng gan bị nóng, xơ gan, men gan tăng… Trong đó những nguyên nhân của bệnh nóng gan thường gặp nhất gồm có:

● Chế độ ăn uống không khoa học: Sử dụng ít chất xơ, vitamin hoặc dùng nhiều đồ ăn cay, nóng, thực phẩm quá ngọt,… sẽ gây tích tụ nhiều độc tố tại gan.

● Nguyên nhân nóng gan do những thói quen xấu: Thức khuya, làm việc quá sức, thường xuyên chịu áp lực công việc sẽ gây suy giảm chức năng gan cấp tính.

● Lạm dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh có thành phần gây hại cho gan cũng sẽ dẫn đến tình trạng nóng gan, suy giảm chức năng gan kéo dài.

● Thường xuyên dùng chất kích thích: Dùng rượu bia, thuốc lá thường xuyên khiến gan không đủ khả năng đào thải độc tố, chất độc tích tụ.

● Nguyên nhân gây nóng gan khác: Làm việc trong môi trường ô nhiễm, thời tiết nóng bức,…

Tổng hợp triệu chứng nóng gan thường gặp

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TPHCM), bệnh nhân bị nóng gan hoặc men gan cao sẽ thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng sau:

● Nổi mẩn đỏ và ngứa: Trên da xuất hiện những mảng mẩn đỏ hoặc hồng lan rộng, gây ngứa ngáy râm ran. Triệu chứng bệnh nóng gan này xuất hiện khoảng vài tiếng và giảm dần khi nhiệt độ cơ thể ổn định trở lại.

● Nổi mề đay: Các nốt mề đay nổi lên trên bề mặt da, sần cục, dày, có thể gây ngứa ít hoặc không ngứa.

● Thay đổi màu da: Nóng gan, chức năng gan suy giảm khiến sắc tố mật Bilirubin tích tụ trong máu và làm da chuyển sang màu vàng.

● Hơi thở có mùi khó chịu: Gan tổn thương sẽ sản sinh nhiều Ammonia – chất làm hơi thở có mùi hôi.

● Phân và nước tiểu thay đổi: Người bệnh nóng gan thường có nước tiểu màu vàng đậm, phân có màu bạc hơn.

● Triệu chứng khác: Khô môi, môi đỏ, chảy máu chân răng bất thường, mất ngủ về đêm,…

Nóng gan nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chữa bệnh. Bệnh nhân cần bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho gan và hạn chế tối đa đồ ăn, thức uống khiến tình trạng nóng gan nặng hơn.

● Nên ăn

– Nhóm giàu protein: Ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ,… Bệnh nhân cần đảm bảo 1g protein/kg cơ thể/ngày.

– Vitamin và khoáng chất: Các loại hoa quả giàu vitamin (cam, táo, dâu tây,…) rất tốt cho những bệnh nhân nóng gan, tốt nhất nên bổ sung với hàm lượng khoảng 200g quả chín tươi/ngày.

– Chất xơ: Các loại rau xanh (rau dền, ớt ngọt, rau bí, rau cải,…) cần được bổ sung khoảng 200g mỗi ngày.

● Bị nóng gan kiêng dùng

– Chất béo: Món ăn chiên rán, đồ ăn nhanh,… khiến lượng độc tích tụ trong gan tăng cao.

– Thực phẩm nhiều đường: Bánh ngọt, kẹo, trà sữa,…

– Nội tạng động vật: Gan, lòng, mề, phổi,…

– Đồ ăn cay, mặn: Kim chi, gia vị cay (ớt, tiêu),…

– Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, café,…

Các cách chữa nóng gan phổ biến nhất

● Điều trị bằng Thuốc Tây

Các loại thuốc Tây giúp đẩy lùi triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và hỗ trợ giải độc gan hiệu quả.

– Nhóm thuốc hợp chất tổng hợp bảo vệ nhu mô gan: Flumeciol, Methionine,…

– Thuốc tăng cường giải độc gan: Silibinin, Silymarin, Liverite Liver Aid…

– Thuốc bổ gan: Hewel, Mega Liver,…

Một lưu ý nhỏ khi bệnh nhân dùng thuốc Tây chữa bệnh nóng gan đó là người bệnh không được lạm dụng thuốc và không tự ý kết hợp thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

●  Cách chữa nóng gan bằng Thuốc Nam

Khi sử dụng thuốc Nam để tăng cường chức năng gan, giải độc và điều trị, người bệnh cần tìm đến các vị thuốc mát, có tác dụng giải độc, lành tính và cách thực hiện đơn giản.

– Chữa nóng gan bằng trà xanh: Dùng 100g lá trà xanh, rửa sạch, vò nát. Đun sôi nước, thả lá trà xanh vào ủ khoảng 5 phút rồi tắt bếp, dùng để uống hàng ngày.

– Hoa Atiso: Lấy hoa Atiso phơi khô, rửa sạch rồi pha thành nước uống hàng ngày giúp giải độc, mát gan.

– Điều trị nóng gan bằng rau mã đề: Nấu rau mã đề với thịt lợn thành món ăn và bổ sung thực đơn hàng ngày giúp đẩy lùi mụn nhọt. Nên sử dụng món ăn này 3 – 4 lần/tuần.

–  Bài thuốc chữa nóng gan từ rau má: Mỗi tuần uống 4 – 6 cốc nước rau má sẽ giúp giải nhiệt cơ thể, giảm triệu chứng rõ rệt.

Bạn cũng thể chữa bằng tây y : Siêu Thị Y Tế đã tổng hợp Top 5 thuốc bổ gan tốt nhất của Mỹ, Canada giúp cải thiện nóng gan hiện đang được ưu chuộng trên thị trường hiện nay.