Thừa cân, béo phì là một trong những bệnh trẻ em rơi vào tự ti mặc cảm với các bạn cùng trang lứa và đây cũng là một nỗi lo khiến các ông bố và bà mẹ đau đầu. Để giúp bé giảm cân ngay tại nhà ngoài việc cho bé chơi thể theo, chạy bộ mỗi ngày… thì chế độ ăn uống cũng là một yếu tố quan trọng giúp bé xuống cân. Vậy chế độ ăn cho trẻ béo phì như thế nào là hợp lý chúng ta cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Chế độ ăn cho trẻ béo phì

Muốn giảm cân cho trẻ béo phì mà vẫn đáp ứng nhu cầu năng lượng cho trẻ hoạt động và tăng trưởng mẹ nên kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn của trẻ và khuyến khích trẻ tăng cường vận động. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý cho trẻ thừa cân béo phì phải đảm bảo đầy đủ nhóm chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ, rau và trái cây.

Mẹ cần thiết lập chế độ ăn cân đối cho trẻ béo phì

  • Chất đạm: Để đảm bảo lượng Protein cần thiết, bố mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein cho trẻ như: thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, phomai, trứng, sữa bột tách bơ, sữa chua làm từ sữa gầy, đậu đỗ. Lượng protein cần thiết mỗi ngày cho trẻ thừa cân béo phì: Trẻ từ 9 – 13 tuổi cần ít nhất 40g protein mỗi ngày; Trẻ từ 1-3 tuổi cần 19-25g, còn trẻ lớn hơn cần tới 25-40g chất đạm mỗi ngày.
  • Chất bột đường: Nên sử dụng glucid có nhiều chất xơ như: Bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ có đậm độ năng lượng thấp, không đắt tiền, luôn có sẵn và là nguồn protein quý, vitamin và khoáng chất tốt. Lượng tinh bột nên chiếm khoảng trong mỗi bữa ăn. Ví dụ như cơm ½ chén, bún 100g, bánh ướt 100g…
  • Chất béo: Chất béo cũng rất cần thiết cho trẻ nhỏ vì cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể, nhất là sự phát triển của não bộ cũng như để hòa tan, hấp thu một số dạng vitamin. Vì thế, việc chọn lọc các loại thực phẩm chứa chất béo không no, giàu omega-3 giúp trẻ vừa phát triển trí não, vừa giảm được cân nặng như: Cá hồi, các loại cá béo, dầu oliu, dầu mè…
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất từ trái cây, rau xanh. Mỗi ngày cần cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa, sữa chua, phô mai, các loại hạt…
  • Hạn chế ăn muối, dưới 5g/ngày. Nếu có tăng huyết áp thì nên dùng 2-4g/ngày.
  • Bố mẹ cần thay đổi cách thức chế biến món ăn cho trẻ, chuyển đổi từ kiểu chế biến chiên, rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol sang dạng hấp, luộc. Ăn thanh đạm, chọn thực phẩm ít cholesterol.
  • Cho trẻ ăn điều độ, đủ bữa (05 bữa), đúng giờ, bữa ăn tối cách giờ đi ngủ trên 2 tiếng.
  • Ăn chậm, nhai kỹ (mỗi bữa ăn kéo dài khoảng 20 phút, nhai kỹ trước khi nuốt).

Bên cạnh đó, trẻ béo phì cần kiêng: Thực phẩm nhiều chất béo (thịt mỡ, nước dùng thịt, bơ, thịt chân giò…); Thực phẩm nhiều cholesterol (não, tim, gan, thận, lòng lợn…); Những món ăn thêm chất béo (bánh mì bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán…); Thức ăn giàu năng lượng (mứt, kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt…)…

Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì

Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày kết hợp với vận động hợp lý là cách giảm cân hiệu quả cho trẻ bị thừa cân, béo phì. Nguyên tắc cần nhớ là bữa ăn vẫn phải cung cấp đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển tinh thần và thể chất. Không nên áp dụng thực đơn giảm cân khắt khe, nên điều chỉnh từ từ và hợp lý để trẻ dần quen.

Dưới đây là thực đơn giảm cân cho trẻ béo phìmẫu mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ:

Thực đơn giảm cân ngày 1

  • Bữa sáng: 1 lát bánh mì đen, 1 quả trứng ốp la, 1 hộp sữa ít béo (sữa giảm cân).

  • Bữa trưa: 1 bát cơm trắng, 1 canh rau, tôm luộc 100g.

  • Bữa phụ: 1 ly sữa ít béo và 1 quả chuối chín.

  • Bữa tối: 1 bát cơm nhỏ, canh cua mồng tơi và thịt luộc.

Thực đơn giảm cân ngày 2

  • Bữa sáng: 1 bát súp gà, 1 hộp sữa ít béo (sữa giảm cân).

  • Bữa trưa: 1 bát cơm, 1 đĩa rau xanh luộc các loại, cá hấp.

  • Bữa chiều: 1 bánh bao chay, 1 quả táo.

  • Bữa tối: 1 bát cơm, 100g thịt bò, súp lơ xanh luộc hoặc xào.

Thực đơn giảm cân ngày 3

  • Bữa sáng: 1 bát mì trắng nấu thịt gà, 1 hộp sữa ít béo.

  • Bữa trưa: 1 bát cơm, 1 canh hầm rau củ, thịt nạc luộc.

  • Bữa chiều: 1 ly sinh tố bơ ít đường.

  • Bữa tối: 1 bát cơm, rau cải xào, thịt gà nướng.

Ngoài ra, các bữa phụ buổi sáng hoặc xế chiều, cha mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, uống sữa ít béo để tăng cường canxi và năng lượng.

>>> Xem thêm: Mỡ máu nên kiêng ăn gì