Bệnh viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Viêm mao mạch dị ứng là một bệnh tự miễn chưa rõ nguyên nhân khiến cho các mao mạch ở da, khớp, ruột và thận bị viêm và chảy máu. Do đó, bệnh thường có biểu hiện phát ban, xuất hiện các nốt xuất huyết ở tay, chân, nhất là ở quanh hai mắt cá chân, đùi, mông, cánh tay. Căn bệnh này còn có nhiều tên gọi khác như hội chứng viêm mạch/ ban xuất huyết Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng thấp, ban xuất huyết dạng phản vệ.

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi. Khoảng 50% ca bệnh ở đối tượng dưới 5 tuổi và 75% ca bệnh ở độ tuổi từ 3–10, tỷ lệ mắc bệnh trong độ tuổi từ 2–16 tuổi là khoảng 2%. Tuy nhiên, người lớn mắc phải căn bệnh này thường có xu hướng diễn biến nghiêm trọng hơn.

Viêm mao mạch dị ứng

Bệnh viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Khi phát hiện bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị viêm mao mạch dị ứng người bệnh cần kết hợp với chế độ nghĩ ngơi, dùng thuốc hoặc là ghép thận trong những trường hợp cần thiết

1. Nghĩ ngơi

Khi bệnh đang ở giai đoạn cấp tính, người bệnh cần nghĩ ngơi từ 1 – 2 tháng để các triệu chứng của bệnh giảm dần, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa. Nên tăng cường bổ sung các loại thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để tránh gây áp lực lên đại tràng. Hạn chế sử dụng chất xơ, các loại thức ăn cay nóng làm tổn thương đến hệ tiêu hóa.

2. Dùng thuốc

Hiện nay, bệnh viêm mao mạch dị ứng chưa có loại thuốc đặc trị nào, các biện pháp được sử dụng hiện nay chủ yếu có tác dụng hỗ trợ và làm giảm các triệu chứng của bệnh.

  • Dùng thuốc giảm đau và chống viêm khống chứa SteroidPracetamol và dẫn chất được sử dụng trong trường hợp đau khớp, đau cơ, sốt. Thuốc chống viêm không Steroid sử dụng điều trị các triệu chứng đau khớp nhiều, không đáo ứng giảm đau thông thường, không dùng khi có biểu hiện tiêu hóa phối hợp.
  • Corticoid: Thuốc có tác dụng làm giảm  các triệu chứng trên lâm sàng và trên vi thể. Dùng Prednisolon 1 – 2mg/kg cân nặng/ngày trong 3- 4 tuần sau đó dùng cách ngày hoặc giảm dần liều. Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Được sử dụng ở những trường hợp tổn thương thận nặng như viêm cầu thận có tăng sinh ngoài mạch, ảnh hưởng để trên 75% số cầu thận. Chế phẩm thường được sử dụng là azathioprin liều 3- 4mg/kg/24h phối hợp với corticoid giảm dần liều trong 6 tháng đến 1 năm, hoặc có thể dùng cyclophosphamid.
  • Kháng sinh: Penicillin thường được sử dụng và cho kết quả tốt trong những trường hợp bệnh do nhiễm khuẩn liên cầu
  • Một số biện pháp điều trị khác như: Lọc huyết tương, dùng thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt,…

Sử dụng thuốc để điều trị viêm mao mạch dị ứng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh

3. Ghép thận

Ghép thận thường được sử dụng trong những trường hợp tổn thương thận và chuyển biến sang suy thận mãn tính. Lúc này bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành ghép thận cho bệnh nhân

Sau khi về nhà bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường uống các loại thuốc hỗ trợ điều trị, dùng vitamin, bổ sung nhiều nước và đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng và khoa học. Các triệu chứng của bệnh có thể tái phát trở lại và gây biến chứng khác nguy hiểm nên người bệnh cần phải hết sức cẩn thận.

Viêm mao mạch dị ứng có nguy hiểm không?

Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Tổn thương khớp: đau khớp, viêm khớp mức độ trung bình, hạn chế cử động; tổn thương thường đối xứng; phù quanh khớp, đôi khi đau gân phối  hợp; tổn thương khớp được  điều trị khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày, có thể tái phát; không làm biến dạng khớp; tổn thương cơ có thể thấy, sinh thiết cơ có thể phát hiện các tổn thương hoại tử trên một động mạch cơ.

Tổn thương tiêu hoá: Ban đầu bệnh nhân có thể đau thượng vị lan toả hoặc khu trú, phối hợp với nôn và buồn nôn. Thời gian đau kéo dài vài giờ hoặc vài ngày hay tái phát. Ngoài ra, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hoá, có biểu hiện nôn ra máu, phân đen hoặc phân có máu kèm theo đau bụng dữ dội. Sau đó có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm:

Ban đầu bệnh nhân có thể đau thượng vị lan toả hoặc khu trú, phối hợp với nôn và buồn nôn

Biểu hiện xuất  huyết tiêu hoá: nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc phân có kèm máu người bệnh có biểu hiện đau bụng dữ dội.

  • Lồng ruột cấp chính là biến chứng trầm trọng nhất ở tổn thương đường tiêu hoá có thể quan sát thấy trong 5% các trường hợp.
  • Có thể xảy ra tắc ruột, nhồi máu, hoặc thủng đại tràng, giãn đại tràng.
  • Có thể viêm tuỵ  cấp.

Tổn thương thận: biểu hiện đái máu đại thể hoặc vi thể, protein niệu, trường hợp protein niệu kéo dài thường phối hợp với đái máu vi thể, đôi khi có bạch cầu niệu mà không có nhiễm khuẩn… Một số trường hợp trẻ em có hội chứng viêm cầu thận tiến triển nhanh: protein niệu số lượng nhiều một cách không ổn định, đái máu và cơ bản là rối loạn chức năng thận.

Xem thêm: cách chữa da mặt bị dị ứng.