Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi là hiện tượng khá phổ biến. Người bệnh loãng xương thường có mật độ trong xương thấp, xương giòn dễ gãy và dễ bị tổn thương, khiến cho các vận động cơ bản, quen thuộc hằng ngày cũng trở nên khó khăn hơn.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng loãng xương? Cách khắc phục hiệu quả ra sao? Mời bạn khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh loãng xương ở người trẻ do nguyên nhân gì?

Bệnh loãng xương ở người trẻ do nguyên nhân gì?

Bệnh loãng xương ở người trẻ do nguyên nhân gì?

  • Nồng độ estrogen thấp: Đây là một loại nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến các thành phần trong xương. Nếu nồng độ estrogen thấp thì mật độ xương có thể giảm và gây ra tình trạng loãng xương. 
  • Do chế độ ăn: Nếu bệnh nhân không bổ sung các loại thực phẩm nhiều dưỡng chất, nhất là những thực phẩm chứa nhiều Kali, Canxi, Magie,… thì xương khớp sẽ không thể có đủ dưỡng chất để phát triển chắc khỏe. 
  • Do gen di truyền: Bệnh loãng xương ở người trẻ cũng xuất phát từ việc trong gia đình đã có người từng mắc bệnh loãng xương trước đó.
  • Do lười vận động: Khi lười vận động, xương khớp và cơ bắp của bạn sẽ không được rèn luyện, khiến cho quá trình phân hủy xương đẩy nhanh tốc độ hơn bình thường. Điều này dẫn đến rối loạn chuyển hóa xương và cuối cùng gây ra tình trạng loãng xương. 
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: sử dụng các loại rượu bia, hút thuốc lá hay một số chất kích thích gây hại khác,…
  • Mắc các bệnh lý: Người bị mắc các bệnh thận, mắc các bệnh về nội tiết, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, hoặc bệnh Lupus ban đỏ, hội chứng kém hấp thu, đều có khả năng cao là dễ bị loãng xương…
  • Việc che chắn quá kỹ cũng sẽ khiến cho da không được tiếp nhận nguồn vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn cần tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6h – 8h mỗi sáng để cơ thể tiếp nhận được nguồn vitamin D tuyệt vời này nhé. 
  • Tình trạng bệnh loãng xương ở người trẻ còn do đặc thù nghề nghiệp, nhất là nhân viên văn phòng, những người thường xuyên phải ngồi làm việc từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, công nhân ngồi làm việc quá lâu và sai tư thế,… là những đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương.
  • Lạm dụng một số loại thuốc, sử dụng thuốc sai cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng loãng xương, nhất là một số loại thuốc như thuốc chống co giật,…

Dấu hiệu nào cảnh báo loãng xương ở người trẻ?

Bệnh loãng xương ở người trẻ dù không có các dấu hiệu rõ ràng, nhưng nhìn chung có các triệu chứng thường gặp sau đây:

  • Tụt nướu, lợi
  • Gù lưng
  • Suy nhược, mệt mỏi, chán ăn
  • Chiều cao giảm do đốt sống bị sụt lún
  • Móng chân, móng tay dễ gãy
  • Ớn lạnh, đổ mồ hôi
  • Đau nhức xương, cột sống, cổ tay, cổ chân, nhánh xương dài
  • Đau mỏi lưng, các khớp
Người loãng xương thường xuyên đau nhức cột sống.

Người loãng xương thường xuyên đau nhức cột sống.

Người trẻ tuổi phòng ngừa bệnh loãng xương như thế nào?

Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi rất dễ phòng ngừa, bạn chỉ cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích gây hại khác cho xương.
  • Thường xuyên vận động ngoài trời cũng là một cách giúp cơ bắp của bạn dẻo dài và xương thêm chắc khỏe. 
  • Cần cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ thể: Nên thường xuyên tắm nắng vào sáng sớm và chiều muộn để tăng cường hấp thụ vitamin D.
  • Có thể bổ sung Canxi bằng thực phẩm như phô mai, sữa chua, các loại đậu, các loại cá béo, các loại rau lá xanh,…
Thuốc Calcium giúp cơ thể được bổ sung nhiều dưỡng chất và ngăn ngừa bệnh loãng xương hiệu quả.

Thuốc Calcium giúp cơ thể được bổ sung nhiều dưỡng chất và ngăn ngừa bệnh loãng xương hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung Canxi dưới dạng viên uống, đặc biệt là các loại  thuốc Calcium có thành phần Canxi cao giúp ngăn ngừa loãng xương rất tốt, giúp xương được chắc khỏe, tăng cường tái tạo và phục hồi mật độ xương hiệu quả.

Gợi ý cho bạn:

Calcium là thuốc gì? Top 7 loại thuốc Calcium tốt nhất được tin dùng tại link dưới:

https://nhathuocviet.vn/tin-tuc/thuoc-calcium-tot-nhat.html

Trên là những chia sẻ về chủ đề bệnh loãng xương ở người trẻ, hi vọng qua đó quý bạn đọc có được những thông tin bổ ích để cải thiện tình trạng xương khớp của mình tốt hơn.

Chúc bạn có một sức khoẻ mỹ mãn nhất!

Nguồn: Nhà thuốc Việt

 

Xem thêm:

Tại sao người lớn tuổi luôn mắc phải tình trạng thiếu canxi trầm trọng

Thắc mắc: Bổ sung canxi cho người già sao cho hợp lý?

Đau đầu gối phải khi đứng lên ngồi xuống có nguy hiểm không?