Trao đổi   GD&ĐT
Đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập ở nước ta hiện nay (11:43:36 Ngày 09/12/2010)
Từ năm 1999 đến nay, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ; nhờ đó ĐTN có bước tăng trưởng đột phá, cung cấp ngày càng nhiều đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề cho thị trường LĐ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đại bộ phận các trường DN có quy mô nhỏ, tập trung ĐT các ngành nghề phổ biến như: kế toán, quản trị kinh doanh, tin học ứng dụng, ngoại ngữ, mà ít chú trọng đến ĐT công nhân kĩ thuật, cơ khí sửa chữa, nhất là LĐ kĩ thuật cung cấp cho ngành nông nghiệp.

1. Thực trạng và những bất cập đặt ra trong đào tạo nghề (ĐTN) ở nước ta.

Với một quốc gia có quy mô dân số lớn, tỉ lệ gia tăng nguồn LĐ cao (2,8 – 3,0% năm), lao động (LĐ) được đào tạo (ĐT) chiểm tỉ lệ thấp (khoảng 20%), hàng năm chỉ có 30% HS tốt nghiệp trung học vào các trường ĐH, CĐ, THCN thì phát triển ĐTN là giải pháp quan trọng nhằm cung cấp lực lượng LĐ tay nghề cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Quy mô ĐTN ở nước ta đã tăng lên khá nhanh, năm 1998 cả nước có 129 trường, năm 2007 có 262 trường, năm 2009 có 300 trường, 599 trung tâm, 803 cơ sở dạy nghề (DN). Số trường, trung tâm, cơ sở DN gia tăng và phân bố khắp các vùng trong nước. Việc đa dạng hóa loại hình cơ sở DN bước đầu có thay đổi đáp ứng nhu cầu ĐT nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu học nghề để tìm và tạo việc làm của người LĐ. Tuy nhiên, sự phát triển các trường DN có sự mất cân đối giữa các vùng, tập trung vào các vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các thành phố và vùng có sự hoạt động mạnh của thị trường LĐ.

Theo Báo cáo của Tổng cục DN, Bộ LĐ – TB&XH (2008), vùng đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều trường DN nhất, 111 trường, Đông Nam bộ 48 trường, Đông Bắc 32 trường DN,… trong khi ở Tây Nguyên chỉ có 10 trường, Tây Bắc 8 trường. Các trường ĐTN do các bộ, ngành quản lí chiếm tỉ lệ gần 41%, số trường DN do doanh nghiệp thành lập chiếm mới 30%. Nhìn chung, các trường ĐTN bước đầu gắn kết được với các ngành nghề đang có thế mạnh trong nền kinh tế và có nhu cầu sử dụng LĐ chuyên môn kĩ thuật như kế toán, tin học, luật, ngoại ngữ, kĩ thuật điện, kĩ thuật sắt, lái xe, xây dựng, nguội, may, sửa chữa máy móc, thiết bị,…

Từ năm 1999 đến nay, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ; nhờ đó ĐTN có bước tăng trưởng đột phá, cung cấp ngày càng nhiều đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề cho thị trường LĐ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đại bộ phận các trường DN có quy mô nhỏ, tập trung ĐT các ngành nghề phổ biến như: kế toán, quản trị kinh doanh, tin học ứng dụng, ngoại ngữ, mà ít chú trọng đến ĐT công nhân kĩ thuật, cơ khí sửa chữa, nhất là LĐ kĩ thuật cung cấp cho ngành nông nghiệp.

Về CSVC, trang thiết bị DN: Hàng năm, nguồn vốn đầu tư cho DN từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 5% tổng chi ngân sách cho GD-ĐT. Ngoài ra còn có nguồn vốn đầu tư cho Dự án “Nâng cao năng lực ĐTN” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho 35 trường DN và 58 trung tâm DN trọng điểm. Bên cạnh đó, sự trợ giúp của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho ĐTN khá lớn. Hiện nay đã có 15 trường DN của các bộ, ngành, địa phương được đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, nhằm đáp ứng yêu cầu ĐTLĐ kĩ thuật, như trường công nhân kĩ thuật Việt – Hàn (Nghệ An), trường công nhân kĩ thuật Việt – Xô (Quảng Ninh)… Tuy nhiên, trang thiết bị phục vụ ĐT của đa số các trường còn thiếu về số lượng, lạc hậu về trình độ. Qua khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH, 50% số trang thiết bị của các cơ sở ĐTN được sản xuất trước 1995 và 6% sản xuất trước 1975, số trang thiết bị hiện đại chỉ đạt 20%. Đặc biệt là trang thiết bị ĐT các ngành nghề mới như điện tử, tin học, công nghệ sinh học,… còn quá lạc hậu.

Về đội ngũ GV DN: hiện các trường DN có khoảng 8.000 GV, các trung tâm DN khoảng 2.500 GV, ngoài ra còn có đội ngũ GV các trường ĐH, CĐ, THCN cũng tham gia ĐTN. Từ năm 1995, do yêu cầu của thị trường sức LĐ, tác động của CNH, HĐH và hội nhập LĐ quốc tế nên đội ngũ GV của các trường DN đã được bổ sung, ĐT lại, bồi dưỡng kĩ năng, phương pháp mới nên chất lượng đội ngũ GV DN được nâng cao. Đặc biệt, những năm gần đây, các trường DN đã có sự hợp tác đầu tư quốc tế, tạo ra sự chuyển biến mới về chất lượng trong các ngành nghể được ĐT theo hướng đáp ứng yêu cầu thị trường LĐ.

Những vấn đề đặt ra trong ĐTN hiện đã được chú trọng hơn song đang ẩn chứa nhiều bất cập cần được giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp đội ngũ LĐ có tay nghề cho thị trường LĐ phục vụ tăng trưởng, phát triển kinh tế, đó là:

1/ Bất cập về cơ cấu giữa các ngành nghề ĐT còn mất cân đối, nhu cầu học những nghề dễ tạo và tìm việc làm gia tăng như: cơ khí sữa chửa, điện tử điện lạnh, kế toán, tin học văn phòng…, trong khi nhu cầu học nghề ở các ngành thuộc lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp rất thấp mà chủ yếu là ĐT bằng kinh nghiệm hoặc truyền miệng. Sự bất hợp lí trong cơ cấu ngành nghề ĐT dẫn đến bất hợp lí trong cơ cấu phân bố các trường, phân bố LĐ kĩ thuật giữa các vùng, miền, ngành nghề.

2/ Bất cập về cơ cấu trình độ được ĐT. Tỉ lệ LĐ có trình độ CĐ, ĐH – THCN – công nhân kĩ thuật của các nước là 1-4-10, trong khi ở Việt Nam năm 1999: 1-1,2-1,8; năm 2002: 1-1,24-1,75; năm 2004: 1-0,91-2,78; năm 1-0,98-3,03. Tỉ lệ đầu tư công nhân kĩ thuật những năm gần đây có xu hướng gia tăng, song nước ta đang trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Tỉ lệ HS tốt nghiệp THCS và THPT tốt nghiệp vào các trường DN đạt khoảng 30% bởi học nghề chưa trở thành con đường lập nghiệp được yêu thích mà ĐH, CĐ mới là “thiên đường” lập nghiệp với số đông thanh niên.

3/ Bất cập về chất lượng LĐ được ĐT. Quá trình đổi mới kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, hội nhập đòi hỏi chất lượng LĐ được ĐT ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu quản lí kinh tế, ứng dụng tiến bộ công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, chất lượng LĐ nước ta được đánh giá thấp, đạt 3,79/10 điểm, trong khi Thái Lan đạt 4,04/10 điểm, Philippines 4,53/10 điểm, Malaysia 5,59/10 điểm, Trung Quốc 6,91/10 điểm. Nhiều ngành nghề được ĐT nặng về lí thuyết, kĩ năng thực hành còn yếu mà lí thuyết cũng chưa sâu. Quá trình đổi mới kinh tế theo hướng kinh tế thị trường hội nhập và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại làm cho đội ngũ LĐ được ĐT ở nước ta bộc lộ những nhược điểm về tính năng động, thói quen, tác phong công nghiệp, tính kỉ luật, hiểu biết và thói quen tuân thủ pháp luật… Điều này đặt ra yêu cầu bức xúc trong đổi mới giáo dục nói chung cũng như công tác ĐTN. ĐTN phải xuất phát từ yêu cầu thực tế đòi hỏi của thị trường LĐ. Chất lượng ĐTN chưa cao nhất là kĩ năng thực hành, nặng dạy về lý thuyết tạo ra đội ngũ LĐ “nửa thầy, nửa thợ”. Trang thiết bị DN và thực hành nghề chưa theo kịp tốc độ hiện đại hóa kĩ thuật công nghệ trong thực tiễn tạo ra đội ngũ “thợ” hành nghề mà chưa lành nghề, nhất là các ngành nghề đòi hỏi kĩ thuật cao và ứng dụng trang thiết bị công nghệ hiện đại. Những bất cập tiềm ẩn trong cơ cấu ĐTN xuất phát từ công tác dự báo nhu cầu ngành nghề của xã hội, từ yếu tố tâm lí, nhận thức, khả năng tài chính, từ công tác hướng nghiệp định hướng lựa chọn ngành nghề của thanh niên, từ cơ hội việc làm, thu nhập, vị thế của mỗi ngành nghề,… Điều này đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ

2. Giải pháp phát triển ĐTN trong điều kiện mới

1/ Điều chỉnh cơ cấu ĐT nguồn nhân lực cả về trình độ và ngành nghề gắn với yêu cầu của thị trường LĐ.

Hiện nay, cơ cấu LĐ nước ta đang ẩn chứa sự mất cân đối cả về trình độ và ngành nghề đòi sự điều chỉnh thông qua hệ thống các chính sách điểu tiết vĩ mô. Cụ thể:

- Thực hiện phân luồng và hướng nghiệp đối với HS phổ thông. Nhiều quốc gia, như Maylaysia., Thái Lan, Singapore, … công tác phân luồng gắn với hướng nghiệp được thực hện rất sớm và thường xuyên ở bậc học phổ thông nên tuyển chọn vào ĐH, CĐ không gây áp lực lớn mà lựa chọn được người giỏi. Nước ta, áp lực trong tuyển sinh CĐ, ĐH rất lớn mà chất lượng HS rất khác nhau bởi trường DN chưa phải là mục tiêu, là ước mơ phấn đấu của nhiều thanh niên. Bởi vậy, hướng nghiệp gắn với phân luồng HS có vai trò định hướng nghề nghiệp cho mỗi người, giảm áp lực của thi ĐH và điều chỉnh được cơ cấu trình độ, ngành nghề được ĐT. Đối với HS tốt nghiệp THCS, cần phân luồng sao cho HS khá giỏi vào học THPT, còn lại học nghề và học bổ túc văn hóa. Đối với HS tốt nghiệp THPT, cần phân luồng sao cho một tỉ lệ nhất định HS thi vào ĐH, CĐ còn phần lớn chuyển sang các trường ĐTN. Để làm được điều này, đòi hỏi phải “chuẩn hóa” chất lượng trong toàn hệ thống giáo dục sao cho HS tốt nghiệp các trường phổ thông đều đạt chuẩn tương đồng về trình độ. Mặt khác, công tác hướng nghiệp cần thực hiện ngay từ bậc phổ thông THCS để các em từng bước có thể định hướng nghề nghiệp trong tương lai căn cứ vào năng lực cá nhân và hình thành sự ham thích.

- Để thu hút số đông HS tốt nghiệp phổ thông vào các trường DN cần mở rộng và đa dạng hóa các trường DN cả về cơ cấu ngành nghề, trình độ, cơ cấu vùng miền theo hướng gắn với yêu cầu của thị trường LĐ sao cho HS sau tốt nghiệp có cơ hội việc làm cao. Việc làm ổn định và có thu thập cao là một trong các tiêu chí lựa chọn ngành nghề, hình thức và bậc ĐT. Bởi vậy, cần đẩy mạnh hình thức gắn kết ĐT giữa cơ sở ĐTN với các ngành kinh tế và các doanh nghiệp nhằm giải queyets tốt nhất quan hệ cung – cầu LĐ kĩ thuật cho thị trường, ĐT gắn với nhu cầu và xuất phát từ thị trường LĐ sao cho HS tốt nghiệp tìm và tạo được việc làm. Tiếp tục mở rộng quy mô ĐTN, trước hết ở các ngành nghề mà thị trường sức LĐ đang và sẽ cần. Bởi vậy, dự báo nhân lực có vai trò đặc biệt qua trọng.

2/ ĐTN cần được xã hội hóa nhằm thu hút nguồn lực, đa dạng hóa các loại hình ĐT: tập trung dài hạn, ngắn hạn, ĐTN tại chỗ,… Tăng cường đầu tư CSVC, hiện đại hóa các thiết bị, phương tiện DN. Cụ thể: - Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường DN dựa trên chiến lược phát triển nguồn lực. Khuyến khích xây dựng các trường DN ở địa phương và trường dân lập, tư thục ở những nơi mà trường công lập không đáp ứng đủ nhu cầu; - Hiện đại hóa CSVC của trường DN. Ban hành chuẩn quốc gia về trường DN như: đội ngũ giảng viên, tủ sách, thư viện, trang thiết bị, xưởng thực hành nghề,… Thay thế, bổ sung, hiện đại hóa CSVC và trang thiết bị cho các trường DN, nhất là các cơ sở thực hành nghề để người học có cơ hội tiếp cận những thành tựu mới của khoa học – công nghệ và thạo nghề; - Tăng nhanh nguồn lực tài chính để thực hiện xây dựng CSVC trang thiết bị, biên soạn chương trình, sách giáo khoa, tài liệu… ở các trường DN nhằm tạo ra đội ngũ LĐ có chuyên môn kĩ thuật. Xây dựng phòng thí nghiệm và thực hành nghề đủ hiện đại và sát thực tiễn để người học tiếp cận nhanh và sát thực với nghề được ĐT.

3/ Mở rộng quan hệ quốc tế trong ĐTN nhằm nâng cao chất lượng ĐTN của Việt Nam lên ngang tầm khu vực, thế giới: - Hợp tác trong đổi mới chương trình, SGK; đổi mới phương pháp ĐT, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên có cơ hội tiếp cận với tri thức và nền giáo dục của khu vực và thế giới; - Liên doanh, liên kết xây dựng liên kết các cơ sở ĐTN tại Việt Nam nhằm hình thành hệ thống cơ sở ĐT LĐ chuyên môn kĩ thuật có uy tín trong khu vực và thế giới; - Nhà nước cần dành một khoản ngân sách thích đáng cho ĐTN ở các nước ngoài phục vụ những mục tiêu, phát triển những ngành khoa học công nghệ mũi nhọn; - Phát huy hiệu quả phương thức ĐT từ xa bằng việc tranh thủ kinh nghiệm và công nghệ ĐT của các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng cường đầu tư trang thiết bị kĩ thuật tiên tiến thông qua các dự án hợp tác; - Hợp tác đầu tư xây dựng một số trung tâm công nghệ cao trong các cơ sở ĐT chất lượng cao.

4/ Phát triển DN theo hướng hội nhập với khu vực và quốc tế. Để hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực DN cần: - Chuyển đổi hệ thống DN dài hạn và ngắn hạn sang DN đa cấp độ: bán lành nghề, lành nghề và trình độ cao. Quy hoạch lại hệ thống các trường DN trọng điểm quốc gia từ đó nhân rộng toàn quốc. Đa dạng hóa các doanh nghiệp, hình thành mô hình “doanh nghiệp trong trường” và “trường tại doanh nghiệp”; - Xây dựng chương trình DN theo phương pháp tiên tiến hiện đại; - Triển khai kiểm định công tác DN, kiểm định các cơ sở DN về chương trình ĐT, đội ngũ GV, CSVC để đảm bảo chất lượng DN nhằm “chuẩn hóa” nghề được ĐT; - Tăng cường chất lượng đội ngũ GV DN theo hướng từng bước tiếp cận và đạt chuẩn trình độ GV DN của khu vực và thế giới,… Trước hết phải có kế hoạch, chương trình thường xuyên thực hiện bồi dưỡng ĐT nâng cao chuẩn hóa đội ngũ GV, tăng cường năng lực tự nghiên cứu, tự ĐT của GV. Trên cơ sở đó để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới nội dung, phương pháp ĐT nguồn nhân lực; - Tăng cường quản lí Nhà nước về ĐTN, nhất là đội ngũ cán bộ quản lí ở địa phương nhằm quản lí có hiệu quả các trường, trung tâm DN; - Thành lập các trường ĐTN cung cấp LĐ xuất khẩu.

Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu sức LĐ sang trên 40 nước và vùng lãnh thổ (có khoảng 400.000 LĐ, chủ yếu làm việc trong các ngành cần nhiều LĐ, yêu cầu trình độ không cao; riêng năm 2008 đã đưa được 78.900 LĐ đi làm việc nước ngoài, trong đó có một số thị trường sức LĐ lớn như: Malaysia 38.000 người, Đài loan 14.000 người và Hàn Quốc 10.500) góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và tiếp thu tay nghề, năng lực quản lí, hình thành tác phog công nghiệp cho người LĐ. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của LĐ Việt Nam trên thị trường thấp, bởi đa phần là LĐ trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp hoặc chỉ qua giáo dục định hướng, ngoại ngữ kém, hiểu biết pháp luật hạn chế, văn hóa ứng xử chưa phù hợp tác phong công nghiệp. Trong tổng số LĐ xuất khẩu, chỉ một nửa được ĐTN nhưng thường là ngắn hạn và có 90% được ĐT định hướng. Chất lượng LĐ đưa đi thấp là một trong những nguy cơ tiềm ẩn về khả năng mất thị trường xuất khẩu sức LĐ và giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa LĐ Việt Nam ở thị trường khu vực và thế giới. Bởi vậy, ĐTN nhằm trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, luật pháp, ngoại ngữ, giới thiệu phong tục tập quán ở nước sẽ đến cho người LĐ nhằm tăng chất lượng LĐ xuất khẩu.

Hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên của WTO, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế khu vực, thế giới đã trở thành yêu cầu cấp thiết. ĐTN không chỉ nâng cao chất lượng lực lượng LĐ mà còn tăng chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp và vị thế Việt Nam trên thị trường. Các giải pháp phát triển ĐTN cần được áp dụng đồng bộ nhằm mở rộng, nầng cao chất lượng LĐ được ĐT, khai thác lợi thế ó sánh với nguồn nhân lực của đất nước.

TS. Hà Quý Tình - T/c Giáo dục, số 241/2010 , 3-5
In bài viết   Gửi cho bạn bè
Từ khóa : Đào tạo nghề ; Cơ sở vật chất ; Thị trường lao động ; Giáo viên ;




   Tìm bài viết theo thời gian :

Cafeo28 - Hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên (CAFEO) tại Hà Nội 12/2010 Trang web vusta.vn

Một số tỉnh cho nước ngoài thuê 50 năm đất rừng đầu nguồn vùng biên giới
Ý kiến khác
 

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SỰ SỐNG HƯỚNG TỚI ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI                     Bản tin phổ biến kiến thức số 38/2010   Trang web bảo vệ gấu  


LƯỢT TRUY CẬP

  8,994,517  lượt
(278 người Online )