Nhân vật   Gương hoạt động KH&CN
Người nông dân chế tạo máy phun thuốc nông nghiệp TCx (11:43:36 Ngày 09/12/2010)
Giải pháp máy phun thuốc nông nghiệp được xuất phát từ ý tưởng của ông Lê Văn Chưởng, sinh năm 1949, cư ngụ tại ấp Đầu Giồng A, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Giải pháp được thử nghiệm thành công vào tháng 01/2009. Giải pháp rất hiệu quả trong việc phòng trừ rầy nâu, gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá; gọn nhẹ, dễ di chuyển, vận hành đơn giản, giá thành phù hợp trong điều kiện kinh tế nông hộ hiện nay.

Tuy nhiên, giải pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế kỹ thuật cần được khắc phục và hoàn thiện tiếp như tăng khả năng cơ giới hóa, tính tối ưu chi tiết thiết bị…

Cấu tạo của máy phun thuốc mới cải tiến cũng giống như máy cũ. Nhưng các linh kiện, phụ tùng nhỏ gọn lại và công suất hoạt động bằng 80% máy cũ, chỉ cần một lao động là vận hành máy hoạt động. Để tiến tới xây dựng thương hiệu độc quyền cho sản phẩm và định hướng sản xuất đại trà trong thời gian tới, anh Tư Chưởng đã lập trình cấu tạo máy phun thuốc gồm 4 phần như sau: Máy gắn động cơ xăng hai thì một mã lực được kết nối với linh kiện bơm cao áp, thùng chứa nước 40 lít và ống dẫn; bộ phận chuyển động của máy được gắn 2 bánh xe có đường kính 0,9m, vật liệu bằng Inox phi 30 và khung máy làm bằng sắt vuông 2 cm; bộ phận khung dẫn và bộ phận vận chuyển đi lại của máy làm bằng vật liệu sắt vuông 2 cm; một cần phun có chiều dài 5m với 10 béc phun được gắn song song với cần gạt lúa 5,5m, cả 2 cần đều làm bằng hợp kim Inox phi 12.

Nhằm động viên, khích lệ cá nhân điển hình trong phong trào quần chúng thi đua lao động sáng tạo; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả giải pháp và phát triển tài sản trí tuệ ở địa phương; Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện chính sách hỗ trợ tác giả giải pháp: Xác lập hồ sơ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nghiên cứu tư vấn tối ưu hóa kỹ thuật, chế tạo 2 máy trình diễn ứng dụng trong tỉnh. Hiện tại, đã thử nghiệm thành công phiên bản Máy phun thuốc TC1 với tổng trọng lượng không tải của máy là 29kg, công suất hoạt động là 0,7 ha/giờ. Hiện tại phiên bản TC1 đang được trình diễn tại huyện Cầu Kè, nhiều nhà nông tham dự buổi trình diễn đã đánh giá cao hiệu quả của giải pháp. Được biết phiên bản TC2 (cũng thuộc khuôn khổ hỗ trợ của Sở KH&CN) sẽ thỏa mãn các yêu cầu: công năng, khả năng cơ giới hóa, tính hiệu quả về kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn sử dụng, mỹ thuật, tính tối ưu chi tiết kỹ thuật, khả năng phổ biến nhân rộng…

Với tính cần cù, chịu khó của một nhà nông đầy tính sáng tạo đã đóng góp cho xã hội một giải pháp hữu ích, giúp nông dân mạnh dạn đưa cơ giới hóa xuống đồng ruộng. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, phiên bản TC2 sẽ giúp cho người nông dân không còn những hành động đơn điệu, cực nhọc, nguy hiểm trong công việc phun thuốc diệt rầy; nhất là trong điều kiện thiếu hụt lao động nông thôn như hiện nay.

Khắc Bảo - Thông tin KH&CN Trà Vinh, số 2/2009, tr. 22
In bài viết   Gửi cho bạn bè
Từ khóa : Trồng lúa ; Máy phun thuốc ; Phòng trừ sâu bệnh ;




   Tìm bài viết theo thời gian :

Cafeo28 - Hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên (CAFEO) tại Hà Nội 12/2010 Trang web vusta.vn

Một số tỉnh cho nước ngoài thuê 50 năm đất rừng đầu nguồn vùng biên giới
Ý kiến khác
 

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SỰ SỐNG HƯỚNG TỚI ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI                     Bản tin phổ biến kiến thức số 38/2010   Trang web bảo vệ gấu  


LƯỢT TRUY CẬP

  8,994,343  lượt
(260 người Online )