Tin tức-Sự kiện   Hội ngành
WWF tại Hà Nội không liên quan (11:43:12 Ngày 09/12/2010)

 Chế biến cá tra theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý SQF 100 QM
Ngày 8/12/2010, Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) và Hội Nghề cá Việt Nam có buổi làm việc với Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Hà Nội về việc cá tra của VN bị WWF tại một số nước Châu Âu đưa vào danh mục đỏ.

Qua buổi làm việc, Tổng cục Thuỷ sản khẳng định WWF đã không minh bạch và công khai trong quá trình xây dựng thông tin. Cơ quan này cũng yêu cầu WWF sớm đưa ra bộ tiêu chí đánh giá rõ ràng về cá tra Việt Nam.

Theo ông Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản thì đến nay, dù cá tra của VN bị vào danh mục đỏ, thực tế thì WWF vẫn chưa có một tiêu chí cụ thể nào để làm cơ sở cho việc làm này. Bản thân ông Tuấn khẳng định chưa được cung cấp bộ tiêu chí này. Điều này chứng tỏ độ tin cậy để xếp “sản phẩm chiến lược” cá tra VN vào danh mục đỏ, hay vàng hay xanh là không cao. Do vậy, WWF đã vi phạm quyền lợi của hai bên. Toàn bộ quá trình WWF tìm hiểu ở Việt Nam,  người nuôi cá và các doanh nghiệp sản xuất không được biết và ngay cả cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng không được phối hợp tham gia vào xây dựng báo cáo đánh giá.

Điều khó hiểu là trong khi WWF đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ, nhưng đại diện WWF tại Hà Nội cho biết họ... không liên quan đến việc này. Tại cuộc họp, các chuyên gia cho rằng việc đưa sản phẩm có tính chất quốc gia vào danh mục, đòi hỏi phải có sự đánh giá công phu; do vậy, nếu không có đánh giá xác đáng, không đủ cơ sở, không đủ thuyết phục thì không thể đưa ra kết luận rất cảm tính và phương hại đến các quốc gia và người dân trực tiếp nuôi trồng cá tra như vậy.

Tại cuộc họp, Tổng cục Thuỷ sản đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu WWF Hà Nội cần có tiếng nói chính thức với WWF, bỏ ngay việc làm “đổi màu” cá tra của Việt Nam. Trong thời gian qua, WWF đã phối hợp rất nhiều vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, việc đưa những danh mục như trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của WWF. Nếu WWF muốn đưa ra một kiểu danh mục tương tự như “danh mục đỏ” thì cũng phải có sự đồng thuận của Việt Nam, nếu không ảnh hưởng rất lớn tới nghề nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản của Việt Nam.

Ông Nguyễn Tự Cương - Ủy viên Hiệp hội Nghề cá Việt Nam - cũng cho rằng, WWF là một tổ chức phi chính phủ, có đại diện ở Việt Nam, thế nhưng trong cuộc hội đàm với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, khi được hỏi về tiêu chí và báo cáo đánh giá có phù hợp và căn cứ xếp hạng trong đề mục dán nhãn đỏ thì câu trả lời hiện vẫn không biết và không có bộ tiêu chí là việc làm khó chấp nhận được!

Với những diễn biến này, có thể khẳng định nội bộ của WWF cũng chưa có sự thống nhất. Theo đánh giá của các chuyên gia thì những dẫn chứng và số liệu về môi trường đều sai vì hiện nay, thức ăn cho cá tra của Việt Nam được đặt mua tại những Cty sản xuất có uy tín, tuân thủ đủ điều kiện và tiêu chuẩn quy định. Hiện nay, cá tra đang là sản phẩm chiến lược của Việt Nam khi chiếm tới trên 30% sản lượng thuỷ sản xuất khẩu.

Việc WWF đưa ra những kết luận sai là cần phải sửa đổi. WWF cũng không thể quy chụp chung chung là trên 6.000ha nuôi trồng và trên 1,5 triệu tấn cá của Việt Nam là gây ra hậu quả và vi phạm môi trường. Vì thế, WWF cần phải thu hồi ngay những tờ rơi có nội dung sai lệch trên và phải thực hiện nghiêm tôn chỉ, mục đích do chính WWF đề ra. Bởi nếu không, đây chính là sự bôi nhọ, xúc phạm người nuôi cá tra và gây hoang mang cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Lao động 9/12/2010
In bài viết   Gửi cho bạn bè
Từ khóa :




   Tìm bài viết theo thời gian :

Cafeo28 - Hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên (CAFEO) tại Hà Nội 12/2010 Trang web vusta.vn

Một số tỉnh cho nước ngoài thuê 50 năm đất rừng đầu nguồn vùng biên giới
Ý kiến khác
 

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SỰ SỐNG HƯỚNG TỚI ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI                     Bản tin phổ biến kiến thức số 39/2010   Trang web bảo vệ gấu  


LƯỢT TRUY CẬP

  9,035,412  lượt
(359 người Online )