Thăm Đền Đô suy ngẫm, về chiếu dời đô của đức vua Lý Thái Tổ (11:28:51 Ngày 05/10/2010) | |
![]()
Đền Đô ở Đình Bảng, thuộc hương Cổ Pháp xưa, nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đã đi vào lịch sử dân tộc như là một trong những địa danh tiêu biểu linh thiêng nhất của quê hương Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam ta, bởi vì đây là quê hương nhà Lý – triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt.
|
|
Triều đại nhà Lý trị vì đất nước 216 năm (1009 – 1225) với chín đời vua (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông, Lý Chiêu Hoàng), là một trong những triều đại mở đầu cho việc xây dựng nền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc sau hơn một nghìn năm sống trong cảnh thống trị của phong kiến phương Bắc. Thời kỳ này, trong xã hội, tinh thần dân tộc tự của nhân dân ta được phát triển mạnh mẽ, ý chí đọc lập tự chủ đã được hết sức đề cao. Công việc xây dựng đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn, phát triển toàn diện. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, củng cố lực lượng quân sự, nhà Lý đã tổ chức chấn chỉnh tất cả mọi thể chế, kỷ cương, rường cột cho một quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ cường thịnh.
Và đây là chiếu dời đô của Lý Thái Tổ (húy Công Uẩn) ban khi chuyển từ Cố đô Hoa Lư (sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Chiếu dời đô Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô[7], nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô[8], há phải các vua thời Tam Đại[9]; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương[10], ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Lý Thái Tổ - 1010 (Đức Vân dịch) Sử cũ ghi lại rằng: “Mùa thu năm Canh Tuất 1010, nhà vua dời đô từ kinh thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh Phủ. Thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi là thành Thăng Long, Đổi châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư làm phủ Trường Yên…”. Ban “Chiếu dời đô” là Lý Thái Tổ thể hiện sự hiểu biết phong thủy, địa lý sâu sắc. Cùng với việc đặt tên kinh đô mới là Thăng Long, tạo hùng khí phát triển “rồng bay lên” cho cả nước tương xứng như một “tuyên ngôn đổi mới”, là một sự đổi mới cả trong tư duy chính trị lẫn trong kinh tế xã hội, đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử xây dựng đất nước của dân tộc ta. Muôn đời con cháu, mỗi khi đọc “chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ, càng ghi nhớ công ơn của người. “Vua lấy dân làm trời – lấy nhân làm gốc”. Dân chúng no ấm thì thiên hạ thái bình. Dời đô để yên dân, yên nước. Lý Thái Tổ đã “tính kế lâu dài cho muôn ức đời con cháu…”, vì thế hệ chúng ta hôm nay và con cháu chúng ta mai sau. Người xứng là minh quân hiền triết. Từ nơi thế thủ Hoa Lư, ra nơi thế mở Thăng Long, đổi mới triều đại, đổi mới kinh đô, để đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội Lý Thái Tổ cùng thần dân đã làm được việc lớn lao, phản ánh yêu cầu phát triển mới của quốc gia phong kiến tập quyền và chứng tỏ khả năng, lòng tin và quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập. |
|
Hoàng Lê - Người Xây dựng, 11 - 2009, tr 34 | |
![]() ![]() |
|
Từ khóa : |