Nhiều cha mẹ lo lắng không yên khi thấy con sốt mọc răng bởi trẻ có thể sẽ quấy khóc, bỏ ăn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau đó, các triệu chứng có thể tự khỏi khi răng bé nhú lên.Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết cách chăm sóc cho bé trong giai đoạn này. Dưới đây là bài viết Biểu hiện và cách chăm sóc trẻ sốt khi mọc răng bạn tham qua để chăm bé nhà chu đáo.

Trẻ sốt mọc răng biểu hiện như thế nào?

Trẻ sốt mọc răng thường kèm theo các dấu hiệu khác của việc mọc răng. Nên chú ý rằng dấu hiệu mọc răng ở mỗi trẻ rất khác nhau, sau đây là một vài triệu chứng có thể quan sát thấy:

– Chảy nước bọt nhiều

– Quấy khóc, khó chịu đặc biệt vào ban đêm

– Thích nhai vòng mọc răng hoặc vật cứng gì khác, thích cắn ti mẹ.

– Thay đổi thói quen ăn uống (thường là chán ăn)

Bé thường có những dấu hiệu này khi mọc răng. Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý: mọc răng có thể làm trẻ sốt mọc răng, nhưng thường nhiệt độ chỉ tăng nhẹ. Nếu bé sốt trên 38,5 độ C là báo hiệu bé yêu có thể bị bệnh khác mẹ nhé.

Hướng dẫn chăm sóc đúng cách đối với bé sốt mọc răng

Khi bị sốt mọc răng, trẻ có thể sẽ bị đau nhức dẫn đến hiện tượng bỏ bữa, chán ăn. Cha mẹ cần phải quan tâm hơn đến bé và chăm sóc như sau:

– Chia các bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ hơn, mỗi lần ăn một chút.

– Với đồ cho bé ăn: phải hầm nhừ, mềm nhuyễn hoặc tốt nhất là nấu dạng cháo loãng, súp.

– Với hoa quả: ép lấy nước, để vào trong tủ lạnh cho hơi mát để giảm tình trạng đau nhức và sưng của nướu.

– Nếu trẻ sốt từ 38 – 38,5 độ C, lấy chiếc khăn ấm đặt lên trán hoặc lau người cho bé. Khi sốt cao thì đưa trẻ đến bác sĩ khám và điều trị.

– Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, không cho uống nước lọc hoặc nước ép rau củ quả.

– Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi phân cũng như sức khỏe của trẻ để đưa trẻ đi khám chữa bệnh kịp thời. Trong trường hợp trẻ bị đi ngoài liên tục dẫn đến mất nước nhiều thì phải lập tức đưa đi bệnh viện.

– Dùng khăn mềm lau miệng, lau răng khi bé ăn xong để giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ.

– Vì khi mọc răng, trẻ thường bị ngứa lợi và sẽ cho mọi thứ trong tầm tay vào miệng nhai nên cho bé dùng các đồ vật có chất liệu không hại sức khỏe, mềm và có hình tròn.

– Nếu trẻ sốt quá cao, bị tiêu chảy kéo dài, ngủ li bì thì cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ để khám và có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

– Nếu bé yêu đang mọc răng, cách tốt nhất để làm dịu sự khó chịu cho trẻ là đặt một áp lực lên lợi của bé. Mẹ có thể massage lợi với ngón tay sạch hoặc cho trẻ một cái vòng ngậm mọc răng để nhai. Làm lạnh có thể giúp cho trẻ mọc răng giảm đau. Nhưng có thể làm tổn thương lợi của trẻ nếu quá lạnh. Đặt vòng ngậm mọc răng trong ngăn đông có thể làm cho nó vỡ và bị xì. Thay vì vậy, mẹ nên đặt vòng mọc răng trong ngăn lạnh cho đến khi nó đủ lạnh. Nếu không có vòng mọc răng, mẹ có thể dùng khăn ướt đặt trong ngăn lạnh để thay thế.

– Mẹ nên lưu ý đừng sử dụng gel chà lên lợi trẻ hoặc bất kỳ thuốc gì được giới thiệu là giảm đau lúc mọc răng. Chúng không giúp ích gì đáng kể, đôi khi chứa một số thành phần có hại.

– Một cách rất hay là làm sao nhãng bé khỏi cảm giác khó chịu lúc mọc răng. Dành nhiều thời gian ở bên con nhiều hơn, hoặc mua cho bé đồ chơi mới. Mẹ đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự âu yếm, một cái ôm tình cảm có thể là cần thiết để kéo tâm trí con ra khỏi sự khó chịu vì cái răng trong miệng bé nhé.

Khi nào thì trẻ sốt mọc răng nên cho đi khám bác sĩ?

Trẻ sốt mọc răng, ngoài sốt, có thể quấy khóc nhiều và có một số triệu chứng khác. Nhưng nếu bé có một số dấu hiệu gợi ý bệnh sau, hãy liên hệ để được sự tư vấn của bác sĩ:

– Trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trên 38 độ C

– Trẻ trên 3 tháng tuổi có nhiệt độ trên 39 độ C

– Trẻ có sốt kéo dài hơn 24h

– Trẻ có tiêu chảy, nôn, hoặc ban kèm sốt

– Trẻ rất khó ngủ và nhìn có vẻ bị ốm

– Không thể làm dịu sự khó chịu của trẻ